02/04/2021 12:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam nêu quan điểm về Myanmar trong tháng làm chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tháng chủ tịch luân phiên của Việt Nam được dự đoán sẽ đầy thách thức, khi rơi vào giai đoạn toàn cầu có nhiều điểm nóng xung đột, cụ thể là tình hình chính biến và biểu tình ở Myanmar.

Việt Nam nêu quan điểm về Myanmar trong tháng làm chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ - Ảnh 1.

Đại sứ Đặng Đình Quý - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN

Khởi động tháng chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 1-4, Đại sứ Đặng Đình Quý nêu quan ngại về tình hình bạo lực gia tăng ở Myanmar, vốn đã làm chết hàng trăm người.

Việt Nam hôm 1-4 (giờ New York) chính thức đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đã tiến hành các hoạt động đầu tiên. Đây là kỳ chủ tịch thứ hai và cuối cùng của Việt Nam trong nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc 2020-2021.

Tháng chủ tịch luân phiên của Việt Nam được dự đoán sẽ đầy thách thức, khi rơi vào giai đoạn toàn cầu có nhiều điểm nóng xung đột, cụ thể là tình hình chính biến và biểu tình ở Myanmar.

Tham gia hội nghị trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi tất cả các bên tìm mọi cách có thể để ngồi xuống và đối thoại với nhau về tình hình Myanmar.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định "tất cả các bên" ở Myanmar cần nhanh chóng ngồi lại nhằm tránh bất ổn và đổ máu. Ông cũng nêu quan ngại về tình hình bạo lực tại Myanmar.

Phát biểu của phía Việt Nam thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, khi Việt Nam khởi động tháng chủ tịch luân phiên ở Hội đồng Bảo an, đồng thời cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc tìm giải pháp cho xung đột.

Việt Nam, cũng như ASEAN nói chung, đều phải ưu tiên hài hòa giữa việc thể hiện vai trò đối với Myanmar - mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc không can thiệp nội bộ Myanmar.

Theo tường thuật của Hãng thông tấn Adanolu (Thổ Nhĩ Kỳ), một phóng viên đã hỏi Đại sứ Đặng Đình Quý rằng liệu có chuyện hai bên bình đẳng ngồi lại đàm phán về việc chấm dứt đổ máu ở Myanmar hay không, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng "vào lúc này, chúng tôi cho cách duy nhất là phải có sự tham gia của tất cả mọi người".

Ông đáp: "Nếu chúng ta khiến bất kỳ bên nào ở Myanmar cảm thấy họ không được tham gia, hoặc cảm thấy rằng họ bị cô lập, mọi thứ sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, câu hỏi của bạn là đúng, nhưng có cách nào khác không? Rất khó để nói về những lựa chọn thay thế lúc này".

Theo TTXVN, Đại sứ Đặng Đình Quý tại hội nghị trực tuyến trên đã nhấn mạnh vai trò của đối thoại, hòa giải, hợp tác, và xây dựng lòng tin, cho đây là những điều cần thiết trong việc tìm giải pháp cho Myanmar.

Ông Đặng Đình Quý kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực nhằm vào dân thường, đồng thời khẳng định ưu tiên lúc này phải là đảm bảo an ninh, an toàn cho cư dân địa phương cũng như các giải pháp hỗ trợ nhân đạo cần thiết, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương.

Đại sứ Quý cũng nói rằng cộng đồng quốc tế nên tiếp tục ủng hộ Myanmar để nước này ổn định tình hình quốc nội, và tránh những hành động có thể gia tăng sự chia rẽ trong Myanmar.

Việt Nam làm chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

TTO - Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, và cũng là trọng trách đa phương đầu tiên của Việt Nam sau Đại hội Đảng XIII.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Công tố viên Đức xác nhận nước này bắt 3 công dân Ukraine, vì nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài liên quan đến vận chuyển bưu kiện chứa thiết bị nổ.

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar