22/07/2025 14:46 GMT+7

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm?

Rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online tranh luận xoay quanh câu chuyện Việt Nam cần làm gì nếu muốn tham gia liên minh đăng cai World Cup?

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm? - Ảnh 1.

Toàn cảnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Ảnh: N.K.

Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) đã đề xuất kế hoạch liên kết với các quốc gia thuộc hai khu vực Đông Á (EAFF) và Đông Nam Á (AFF) để cùng trình hồ sơ xin đăng cai World Cup 2046 lên FIFA.

Theo đó, 3 đại diện Đông Á đứng ra đăng cai là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó 4 đại diện của AFF được đề xuất là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore. Việt Nam không được chọn.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore đều có cơ sở vật chất dành cho thể thao cực kỳ hiện đại và đạt chuẩn. Đặc biệt là có nhiều sân vận động có sức chứa lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Kinh nghiệm tổ chức các giải đấu quốc tế của các quốc gia này cũng hơn hẳn Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ có mỗi sân vận động quốc gia Mỹ Đình (hơn 40.000 chỗ) là lớn nhất.

Nhưng sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã xuống cấp nặng nề, và kiến trúc lạc hậu rất nhiều so với các sân vận động trong khu vực. Việc cải tạo cũng gặp nhiều vướng mắc về ngân sách, quản lý và thủ tục đầu tư.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng

Bạn đọc Trần Quang Dinh đánh giá: "Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất thể thao của chúng ta còn thiếu nên không đề xuất là đúng".

Hai bạn đọc khác cũng nhận định tương tự: Việt Nam đâu có sân vận động nào đủ tiêu chuẩn đâu. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.     

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm? - Ảnh 2.

Mặt cỏ sân vận động quốc gia Mỹ Đình rất xấu, bị dư luận phản ứng ở AFF Cup 2022 - Ảnh: N.K.

Ở khía cạnh khác, bạn đọc tên Tâm nhắc đến trải nghiệm tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình: "Xin lỗi, tôi sử dụng nhà vệ sinh của sân Mỹ Đình 1 lần thôi tởn tới già, thà nín chứ không dám vô...".

Bạn đọc Hải Huỳnh chia sẻ thêm: "Thực tế đúng như báo Tuổi Trẻ phản ánh, hiện tại ở V-League, các đội chủ yếu cải thiện mặt sân thôi, còn nhìn chung sân vận động rất cũ kỹ".

"Sân vận động ở Việt Nam chưa có cái nào đạt chuẩn quốc tế về sức chứa lẫn mặt cỏ sân và các cơ sở hạ tầng khác", bạn đọc tên Trung góp ý thêm.

Bạn đọc tên Hải nhấn mạnh: "Việt Nam cần phải có cơ sở hạ tầng, sân bãi, khách sạn, hệ thống thông tin, bệnh viện, y tế, tổ chức... và cả con người nữa mới làm được".

Cơ hội nhìn lại mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất thể thao

Nhiều bạn đọc cho rằng đây là lúc để Việt Nam nhìn lại mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất dành cho thể thao, đặc biệt là sân vận động. 

Cụ thể, theo bạn đọc Lê Hải, "đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cơ sở vật chất sân bãi của Việt Nam. Nếu không có xây dựng lại thì năm 2050 chúng ta cũng chưa đủ cơ hội tổ chức được trận World Cup".

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm? - Ảnh 3.

Ghế ngồi trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở AFF Cup 2022 - Ảnh: N.K.

Đồng tình, bạn đọc Sơn Nguyễn cũng cho rằng: "Chúng ta cần có kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho nền thể thao nước nhà".

"Bóng đá muốn phát triển mạnh phải từ cơ sở hạ tầng tốt, bền vững thì mới mong sánh được Đông Nam Á", một bạn đọc khác nhận định.

Dù vậy cũng có ý kiến lạc quan về viễn cảnh Việt Nam có thể tham gia liên minh đăng cai World Cup. 

Bạn đọc Mr Hiển cho rằng: "Có thể bây giờ về cơ sở vật chất như hệ thống giao thông, sân vận động Việt Nam chưa tốt so với 4 nước Đông Nam Á được chọn. Nhưng đến năm 2046, hy vọng Việt Nam cũng sẽ được chọn".

Tuy nhiên ý kiến này thu hút tranh luận, như bạn đọc TK Tình viết: "Nhanh nhất phải là năm 2054 chứ bạn. Mỗi kỳ World Cup, FIFA xem xét từ trước đó rất lâu rồi".

Bạn đọc có tài khoản Tuấn 123 góp ý: "Chúng ta nên liệu cơm gắp mắm. Dẫu sao World Cup cũng là ước mơ của bao thế hệ, nhưng nguồn lực của chúng ta chưa đáp ứng đủ thì phải chấp nhận. Tôi nói thực, hiện tại nếu đưa dự án làm 1 sân vận động xứng tầm thì chưa chắc đã nên làm. Vì hiện tại chúng ta có gì để tham dự World Cup?".

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm? - Ảnh 5.

Người hâm mộ Việt Nam vào sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở SEA Games 31 - Ảnh: N.K.

Ưu tiên phát triển kinh tế hơn là đăng cai World Cup

Nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực khác thay vì bóng đá. "Để tiền đầu tư phát triển đất nước, làm sân vận động làm gì?", bạn đọc tên Thanh viết.    

Một số ý kiến cũng cho rằng không được đăng cai World Cup thì chúng ta sẽ làm việc khác. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam vẫn nên ưu tiên phát triển hơn nữa, chờ cơ hội sau thôi. 

Chúng ta tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học, cao tốc, metro.... Nước ta tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nền móng vững chắc cho sau này, nên việc đăng cai World Cup giờ là chưa cần thiết.     

Một bạn đọc cũng nhấn mạnh thêm: "Chúng ta ưu tiên những việc cần làm trước như kinh tế, hạ tầng, giáo dục, y tế, giao thông, thông tin liên lạc..., không nên chạy theo những việc chưa phải là cấp thiết. Khi chúng ta đã giàu có hơn thì chúng ta sẽ làm được".

"Thời điểm hiện tại chưa phải lúc đầu tư quá nhiều về cơ sở vật chất cho 1 sự kiện thể thao mà chúng ta còn khoảng cách quá xa. Hãy đầu tư cho phát triển kinh tế, khi đất nước phát triển xứng tầm hãy nghĩ đến điều đó", bạn đọc Lực Nguyễn bày tỏ quan điểm.

4 nước Đông Nam Á được chọn làm liên minh đăng cai World Cup 2046, vì sao Việt Nam thì không?

Nhật Bản đã đề xuất kế hoạch liên kết với các quốc gia thuộc Đông Á và Đông Nam Á để cùng xin đăng cai World Cup 2046. Việt Nam không được chọn, vì sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng nói cầu Nhơn Trạch ‘chờ’ vành đai 3, Ban Giao thông TP.HCM phản hồi gì?

Bộ Xây dựng cho biết cầu Nhơn Trạch đạt 99% khối lượng, sẵn sàng khai thác. Tuy nhiên, hiện chưa có đường kết nối với vành đai 3 TP.HCM. Tuổi Trẻ Online trao đổi với chủ đầu tư vành đai 3 về vấn đề này.

Bộ Xây dựng nói cầu Nhơn Trạch ‘chờ’ vành đai 3, Ban Giao thông TP.HCM phản hồi gì?

Lập chốt, xử phạt người vứt xác heo chết để ngăn dịch lan rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi và phản ánh của người dân về tình trạng vứt xác heo bị bệnh, công an các xã ở Quảng Trị lập chốt kiểm tra, tăng cường xử lý hành vi vứt xác động vật chết.

Lập chốt, xử phạt người vứt xác heo chết để ngăn dịch lan rộng

Ai là ‘con tin’ của hàng giả, hàng giá rẻ?

Hàng giả ngày càng xâm nhập sâu vào đời sống người dân qua các loại thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng…

Ai là ‘con tin’ của hàng giả, hàng giá rẻ?

Nhặt được 150 triệu đồng, đôi vợ chồng trả lại người đánh rơi

Công an xã Long Hòa, tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa bàn giao lại tài sản cho người bị đánh rơi.

Nhặt được 150 triệu đồng, đôi vợ chồng trả lại người đánh rơi

Khi công nghệ Google view street 'bóc phốt' ý thức người dùng

Với những ai tìm hiểu về công nghệ, tính năng Google view street (chế độ xem đường phố 360 độ) của Google Maps không có gì lạ. Từ lâu thỉnh thoảng tôi sử dụng tính năng để xem lại cung đường mình từng du lịch tại Campuchia.

Khi công nghệ Google view street 'bóc phốt' ý thức người dùng

Sau phản ánh của Tuổi Trẻ, cảnh sát giao thông TP.HCM tăng cường xử lý xe khách chạy sai hành trình

Liên quan tình trạng xe khách giường nằm chạy sai hành trình đón khách, dừng, đỗ không đúng nơi quy định... mà Tuổi Trẻ Online phản ánh, lực lượng Cảnh sát giao thông TP.HCM tăng cường ra quân xử lý ráo riết.

Sau phản ánh của Tuổi Trẻ, cảnh sát giao thông TP.HCM tăng cường xử lý xe khách chạy sai hành trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar