15/12/2017 16:46 GMT+7

Việt Nam mất thế cạnh tranh do phí logistics quá cao

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm đến 18% GDP, cao gần gấp đôi so với các nước phát triển, và cao hơn mức bình quân thế giới là 14%.

Việt Nam mất thế cạnh tranh do phí logistics quá cao - Ảnh 1.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện nhiều để giảm chi phí logistics - Ảnh: N.AN

Thông tin được ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, đưa ra tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 do Bộ Công thương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15-12.

Theo ông Dione, việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại đã giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế hội nhập sâu rộng, với tỉ trọng kim ngạch thương mại trên GDP đạt trên 170%, tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân 15%, cao gần gấp 5 lần tăng trưởng thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, việc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện chiếm đến 70% tổng giá trị xuất khẩu cho thấy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu, chưa kể, chi phí xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn mức bình quân của khối ASEAN.

"Tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics Việt Nam là 18%, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14%. Thứ hạng của Việt Nam theo chỉ số năng lực logistics đã giảm từ 48 năm 2014 xuống 64 năm 2016, Việt Nam đang mất đi lợi thế cạnh tranh", ông Dione nói.

Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), cho biết ngành hiện có 3.000 doanh nghiệp, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm 70% thị phần, còn lại chủ yếu là quy mô nhỏ.

Theo ông Hiệp, điểm yếu của các doanh nghiệp là hạn chế về quy mô và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yếu cầu hoạt động quốc tế. 

Nguyên nhân quan trọng nữa là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu (khoảng 91%) xuất FOB và nhập CIF.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị trước hết Việt Nam cần tăng cường kết nối để giảm chi phí thương mại và tăng sự ổn định cho các doanh nghiệp trong nước về thực hiện đơn hàng trên cơ sở tối ưu hóa đầu tư vào vận tải đa phương thức và các trung tâm logistics, thu hút đầu tư tư nhân.

Điều kế tiếp, ông Ousmane Dione cho rằng Việt Nam cần tăng cường tạo thuận lợi thương mại thông qua đơn giản hóa thủ tục hải quan và các quy định quản lý chuyên ngành nhằm tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng, giảm các chi phí, gánh nặng thủ tục, và các điểm tắc nghẽn đối với doanh nghiệp.

Cùng với cải cách của ngành hải quan thì việc cải thiện khung khổ pháp lý để tạo thuận lợi thương mại, gồm các quy trình cấp phép, thủ tục hành chính áp dụng trước và tại cửa khẩu cần phải hoàn thiện, tránh sự chồng chéo…

Một điểm nữa được ông Ousmane Dione đưa ra là phải phối hợp, cộng tác liên ngành với doanh nghiệp để thực hiện Chương trình hành động trên cơ sở cam kết của tất cả các cơ quan và một cơ chế phối hợp liên ngành có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ. 

Khuyến nghị cuối cùng được ông Dione đưa ra là phải có cơ chế theo dõi và đo lường được tiến độ cải cách.

Ông Ousmane Dione cho biết Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng một cơ sở dữ liệu và các chỉ số toàn diện về logistics ở Việt Nam.

NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lào hỗ trợ tháo gỡ loạt vướng mắc dự án muối mỏ kali quy mô 520 triệu USD của Vinachem

Trên cơ sở tháo gỡ vướng mắc cho dự án, Vinachem đã triển khai các công việc liên quan như thủ tục pháp lý, chuẩn bị nguồn lực, xúc tiến các hoạt động kỹ thuật - tài chính cho dự án.

Lào hỗ trợ tháo gỡ loạt vướng mắc dự án muối mỏ kali quy mô 520 triệu USD của Vinachem

TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác

TP.HCM có gần 700 tài nguyên từ di sản văn hóa đến ẩm thực có thể thành điểm đến du lịch. Ngành du lịch thành phố đang tận dụng cơ hội, lên kế hoạch phát triển các sản phẩm mới để hấp dẫn du khách.

TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác

Hà Nội ban hành nghị quyết cấm sử dụng túi ni lông, hộp nhựa xốp đựng thực phẩm

Chợ, cửa hàng tiện lợi không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1-1-2028.

Hà Nội ban hành nghị quyết cấm sử dụng túi ni lông, hộp nhựa xốp đựng thực phẩm

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

Tổng thống Brazil Lula tuyên bố sẽ áp "luật đối ứng kinh tế" của Brazil sau khi Mỹ công bố mức thuế quan 50% với nước này.

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways

Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028, kế nhiệm ông Phan Đình Tuệ.

Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar