18/05/2018 18:32 GMT+7

Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

D. AN
D. AN

TTO - Ngày 17-5, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.

Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Phòng họp Hội đồng bảo an LHQ - Ảnh: REUTERS

Như vậy, Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này. Tính đến nay, hiệp ước đã được 58 nước ký, 10 nước phê chuẩn và sẽ có hiệu lực khi được 50 nước phê chuẩn.

Trước đó ngày 22-9-2017, trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 72, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước này. 

"Việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp ước đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Việt Nam vì hoà bình, ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới", thông cáo của Bộ Ngoại giao chiều 18-5 nêu rõ. 

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng vì lần đầu tiên có một điều ước quốc tế quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đặc biệt, Hiệp ước có quy định trách nhiệm của các nước tiến hành thử và sử dụng vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng trong việc giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường. Hiệp ước cũng có các điều khoản tạo điều kiện cho các nước có vũ khí hạt nhân sau này tham gia, nếu cam kết phá hủy vũ khí hạt nhân.

Cũng trong ngày 17-5, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), dưới sự chủ trì của Tổng thống Ba Lan, nước giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 5-2018, HĐBA LHQ đã tổ chức buổi thảo luận mở với chủ đề "Đề cao luật pháp quốc tế trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế" với sự tham gia của trên 70 nước thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, đây là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, được quy định rõ tại Chương VI Hiến chương LHQ, trong đó có các biện pháp và tiến trình ngoại giao và pháp lý. 

Đại sứ cũng nêu bật vai trò và đóng góp của ASEAN trong duy trì môi trường hòa bình, đối thoại và hợp tác ở khu vực, thúc đẩy hòa bình giải quyết tranh chấp tại biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển LHQ, thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả và ràng buộc pháp lý.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định là ứng cử viên thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cam kết tiếp tục đề cao luật pháp quốc tế, đóng góp tích cực vào việc thực hiện sứ mệnh của Hội đồng bảo an LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

D. AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar