04/02/2021 17:10 GMT+7

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước ở Biển Đông phù hợp UNCLOS 1982

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4-2 khẳng định Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, liên quan tới công hàm gần đây của Nhật Bản gửi Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước ở Biển Đông phù hợp UNCLOS 1982 - Ảnh 1.

Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS

Tháng trước, Nhật Bản đã gửi một công hàm tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.

Văn bản này đề ngày 19-1-2021, trong đó Tokyo khẳng định Trung Quốc không có quyền vẽ đường cơ sở ở Biển Đông như đã nêu trong một công hàm của Bắc Kinh trước đó.

Trong công hàm, Nhật Bản ghi rõ như sau: "Nhật Bản, dưới tư cách một thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng 'việc vẽ đường cơ sở phân chia lãnh hải do Trung Quốc thực hiện trên các đảo và đá ở Biển Đông là phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung'.

UNCLOS đã thiết lập những điều kiện để áp dụng đường cơ sở một cách cụ thể và đầy đủ, còn Trung Quốc đã không thể viện dẫn các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở này. Không có chuyện một quốc gia thành viên biện minh cho việc áp dụng những đường cơ sở mà không đáp ứng các điều kiện theo quy định của UNCLOS".

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan tới Biển Đông là nhất quán, được thể hiện trong nhiều dịp khác nhau, trong đó việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển, thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm UNCLOS 1982 là thiết yếu.

Bà nói thêm: "Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS, và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố chung dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương".

Theo người phát ngôn Thu Hằng, cùng với ASEAN, Việt Nam mong tất cả quốc gia đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Trong khi đó, nói về phản ứng của Việt Nam với Luật hải cảnh mới của Trung Quốc  bà Thu Hằng nhắc lại quan điểm rằng trong việc ban hành, triển khai văn bản pháp luật của quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là công ước UNCLOS 1982.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trước đó vào ngày 22-1 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký lệnh ban hành Luật hải cảnh mới. Luật này cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí trên tàu và trên không đối với tàu nước ngoài.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số chuyên gia đánh giá rằng luật mới này có tính chất biểu tượng vì Trung Quốc vốn dĩ không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Họ cũng nhấn mạnh rằng luật mới chắc chắn chỉ tạo điều kiện để xung đột, bạo lực gia tăng.

Người phát ngôn Thu Hằng ngày 4-2 cũng tái khẳng định Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phủ hợp với luật pháp quốc tế.

"Việt Nam sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp chính đáng đó. Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, đồng thời không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông", người phát ngôn nói.

Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế cùng giải quyết vấn đề Biển Đông

TTO - 'Biển Đông của chúng tôi đang là vấn đề nên chúng tôi mong muốn sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết vấn đề đó', ông Hoàng Bình Quân - ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Đối ngoại Trung ương - chia sẻ.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar