06/08/2020 17:03 GMT+7

Việt Nam hoan nghênh công hàm Biển Đông của Úc

NHẬT ĐĂNG - ĐOAN TRANG
NHẬT ĐĂNG - ĐOAN TRANG

TTO - Về công hàm của Úc bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông mới đây, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-8 cho biết.

Việt Nam hoan nghênh công hàm Biển Đông của Úc - Ảnh 1.

Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Mỹ, Úc bắt tay nhau trong một sự kiện song phương - Ảnh: AFP

Trả lời câu hỏi về công hàm Biển Đông của Úc tại họp báo ngày 6-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho rằng việc các nước lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là một việc làm bình thường, thực tiễn. 

"Việt Nam cho rằng các nước chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông. Để làm được điều này, việc tôn trọng pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là thiết yếu", bà Hằng khẳng định. 

Người phát ngôn Thu Hằng nêu rõ Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, và UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

"Trên tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng tất cả các nước bao gồm các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này", bà Thu Hằng nhấn mạnh.

Trước đó, đệ trình công hàm lên Liên Hiệp Quốc ngày 23-7, Úc bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông trái với UNCLOS 1982.

Như vậy sau Mỹ, Úc là quốc gia thứ hai ngoài khu vực Biển Đông gia nhập "cuộc chiến công hàm" về điểm nóng này ở Liên Hiệp Quốc. Trước đó, công hàm do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12-2019 đã kéo theo một loạt công hàm và công thư thể hiện lập trường từ Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Indonesia đến Mỹ.

Úc gửi công hàm lên LHQ, bác hết mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

TTO - Công hàm của Úc đã phản đối mạnh mẽ các yêu sách phi lý Bắc Kinh đặt ra trên Biển Đông, từ yêu sách với Tứ Sa đến đường cơ sở thẳng tại Hoàng Sa hay đảo nhân tạo. Một loạt điều luật quốc tế đã được Úc viện dẫn để bác bỏ các yêu sách đó.

NHẬT ĐĂNG - ĐOAN TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar