23/04/2020 16:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam giao thiệp với Trung Quốc, khẳng định lập trường nhất quán về Biển Đông

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23-4 cho biết đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Việt Nam giao thiệp với Trung Quốc, khẳng định lập trường nhất quán về Biển Đông - Ảnh 1.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng - Ảnh: Thế giới & Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những hành động hung hăng và khiêu khích ở Biển Đông. Sau khi đâm chìm một tàu cá Việt Nam, Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập chính quyền quản lý Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, Bắc Kinh ngày 19-4 cũng công bố "tên chuẩn và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông", vốn dĩ đa số nằm ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Trong diễn biến tương tự, Trung Quốc cũng có động thái gửi công hàm khác lên Liên Hiệp Quốc tiếp tục xuyên tạc chủ quyền Biển Đông, đáp lại công hàm khẳng định chủ quyền chính nghĩa của Việt Nam ngày 30-3.

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 23-4, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết việc Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc là việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Ngô Toàn Thắng nêu: "Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm, yêu sách phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, không phù hợp với luật pháp quốc tế, cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, ngày 30-3-2020 vừa qua, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản tại Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan.

Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc.

Ngày 10-4-2020, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông của các nước liên quan khác. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền tại vùng biển của mình ở Biển Đông, được xác lập trên cơ sở UNCLOS 1982. Mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị".

Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19-4 đã ra phản ứng chính thức sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập các quận "Tây Sa" và quận "Nam Sa" thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa", tương ứng tên gọi dành cho Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Việt Nam ở Biển Đông.

Trong thông cáo tối 19-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai".

Trước đây, năm 2012, Trung Quốc cũng trắng trợn thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, để quản lý các khu vực gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi Bacclesfield và bãi cạn Scarborough.

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh để bắt nạt láng giềng ở Biển Đông

TTO - Ông Mike Pompeo chỉ đích danh Trung Quốc khi cáo buộc nước này lợi dụng tình hình dịch bệnh để bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ cũng tiếp tục chỉ trích Bắc Kinh che giấu thông tin dịch bệnh giai đoạn đầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhắn nhủ rằng lãnh đạo các công ty của ông Musk không thích chuyện ông dấn sâu vào chính trị và ông nên tập trung kinh doanh.

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo các nước không đạt được thỏa thuận thương mại sẽ bị áp thuế đối ứng cao từ ngày 1-8.

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Nhật Bản và Philippines đạt thỏa thuận mua bán 6 tàu khu trục lớp Abukuma đã phục vụ trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản gần 40 năm.

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Đặc phái viên Mỹ về Syria dự kiến sẽ tới thủ đô Beirut của Lebanon trong ngày 7-7 để thảo luận với giới chức nước chủ nhà về đề xuất giải giáp phong trào Hezbollah trước cuối năm nay.

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình liên tiếp những ngày qua để yêu cầu chính phủ nhanh chóng đạt thỏa thuận giải cứu toàn bộ các con tin đang bị lực lượng Hamas cầm giữ.

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar