25/04/2019 22:16 GMT+7

Việt Nam điều trị thành công cho bé hẹp hộp sọ hiếm gặp

L.ANH
L.ANH

TTO - Căn bệnh hẹp hộp sọ rất hiếm gặp lần đầu tiên đã được công bố điều trị thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trước đây, người mắc bệnh này hoàn toàn phải đi điều trị tại nước ngoài, với chi phí nhiều tỉ đồng, hoặc chấp nhận tàn tật.

Việt Nam điều trị thành công cho bé hẹp hộp sọ hiếm gặp - Ảnh 1.

Cháu bé trước khi được phẫu thuật - Ảnh: BVCC

Việt Nam điều trị thành công cho bé hẹp hộp sọ hiếm gặp - Ảnh 2.

Bệnh nhi sau khi được phẫu thuật điều trị tại Bệnh viện Việt Đức - Ảnh: BVCC

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa cho biết sau 6 lần phẫu thuật trong 5 năm, các bác sĩ đã "giải cứu" cho một bệnh nhi từ nguy cơ tàn tật, chậm phát triển trí tuệ, mù lòa trở về cuộc sống gần như bình thường.

Bé N.T.T., 6 tuổi, không may sinh ra với , một hội chứng dị tật sọ mặt phức tạp hiếm gặp với tỉ lệ xuất hiện chỉ từ 1/65.000 - 1/200.000 trẻ sơ sinh sống. 

Hội chứng này bao gồm nhiều dị tật phối hợp từ hẹp hộp sọ mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, xương hàm trên, khe hở vòm cũng như là dính tất cả 5 đầu các đầu ngón tay và ngón chân với nhau.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết trong số những dị tật mà bệnh nhân mắc hội chứng Apert gặp phải, hẹp hộp sọ và ổ mắt sẽ là hai dị tật nguy hiểm và cấp thiết cần giải quyết trước, sau đó đến dị tật bàn tay. 

Việc hộp sọ liền sớm trước 1 năm làm cho não bộ không phát triển được, do nhiều nghiên cứu cho thấy não bộ của trẻ cần phát triển rất nhanh trong 12 tháng đầu đời.

Trẻ mắc hội chứng Apert cũng bị tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép đè đẩy vào tổ chức não. Nếu không tiến hành phẫu thuật nới rộng hộp sọ thì não không phát triển được, khiến trẻ có thể thiểu năng trí tuệ và không thể tự phục vụ được mình. 

Phần mắt lồi ra không được che phủ sẽ có nguy cơ loét giác mạc, gây ra giảm thị lực và mù lòa. 

Chính vì vậy, việc yêu cầu can thiệp phẫu thuật sớm ngay khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là một vấn đề cấp bách.

Mẹ của bé N.T.T. cho biết do được can thiệp sớm tại khoa phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào thời điểm thích hợp (lúc cháu mới 10 tháng tuổi) để tái tạo họp sọ và trần ổ mắt, cho nên bé phát triển trí não bình thường. Cháu có thể bắt đầu tập đọc, tập viết, tập hát chơi đùa giống như các trẻ em khác.

Gia đình cũng cho biết cháu đang chuẩn bị được phẫu thuật tách nốt các ngón tay ở bàn tay trái để có thể tự tin đến trường cùng các bạn bạn trong năm học tới đây. 

Đây là lần đầu tiên một bệnh viện Việt Nam công bố điều trị thành công cho bệnh nhân mắc hội chứng Apert. 

Trước đó, cháu Bôm (con trai diễn viên Quốc Tuấn), người mắc hội chứng Apert, đã được điều trị nhiều lần ở Úc và Hàn Quốc đã giúp cộng đồng hiểu hơn về căn bệnh này. Hiện Bôm đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội.

Theo bác sĩ Hà, Việt Nam và cả Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỉ lệ dị tật bẩm sinh về sọ mặt gần như cao nhất thế giới. 

Trước đây, gia đình trẻ mắc hội chứng Apert thường phải đi ra nước ngoài chữa trị tốn kém, vất vả với hàng chục lần phẫu thuật trong thời gian dài. Những bệnh nhân không có điều kiện phẫu thuật dẫn đến tàn tật suốt đời, để lại một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.

Bác sĩ Hà cũng cho biết từ 10 năm trở lại đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã gửi nhiều bác sĩ ra nước ngoài đào tạo tại các trung tâm lớn về phẫu thuật sọ mặt của Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc. Bệnh viện đã khám và phẫu thuật thành công cho hàng trăm trẻ có dị tật sọ mặt bẩm sinh.

Từ ngày 5 đến 11-5 tới đây, khoa phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ sẽ phối hợp với đoàn chuyên gia phẫu thuật tạo hình sọ mặt Vương quốc Anh thăm khám và phẫu thuật cho các trẻ có dị tật bẩm sinh về sọ mặt như Apert, Crouzon, teo lép nửa mặt, không có tai microtia...

Các gia đình muốn đăng ký có thể gọi điện vào số máy của khoa - 02438253531, số lẻ 350 (24/24h) - để có thêm thông tin và đăng ký khám miễn phí.

TTO - 'Trong thâm tâm tôi rất lo không biết Bôm có theo được không, nhưng kết quả năm học vừa rồi đã khiến cả hai bố con yên tâm hơn...', diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar