15/10/2022 14:45 GMT+7

'Việt Nam của tôi' và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert

Bài và ảnh: HUỲNH VY
Bài và ảnh: HUỲNH VY

TTO - 'Khi viết tên đất nước tôi yêu, tôi đã chọn cách viết theo chính tả tiếng Việt là 'Việt Nam', tách thành hai từ và có dấu. Đó là 'Việt Nam của tôi', là câu chuyện tình yêu của tôi với đất nước đã đem đến cho tôi món quà đẹp nhất: con trai tôi'

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 1.

Tác giả Claude Coudert giao lưu cùng độc giả tại buổi ra mắt sách "Việt Nam của tôi"

Chia sẻ đó của cựu thư ký y tế, tác giả Claude Coudert đã khiến nhiều độc giả xúc động trong buổi giao lưu ra mắt sách Việt Nam của tôi - Những câu chuyện nhận con nuôi trưa 15-10 tại Nhã Nam Books N' Coffee Sài Gòn. 

Suốt gần hai giờ đồng hồ, tác giả đã có một cuộc gặp gỡ đầy thân mật, ấm cúng với sự hiện diện của con trai nuôi Rémi-Vinh (Đỗ Trần Vinh), cùng nhiều người thân quan trọng của bà tại Việt Nam và những độc giả quan tâm đến quyển sách mới.

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 2.

Tác giả Claude Coudert hạnh phúc khi thấy câu chuyện của mình được độc giả Việt Nam quan tâm

Tác giả Claude Coudert tâm sự"Tôi gặp con trai nuôi của tôi lần đầu cách đây 30 năm, khi đó con mới 3 tuần tuổi. Lúc đưa con về Pháp, tôi rất buồn khi phải chia tay các em nhỏ xung quanh, trong đó có nhiều em khuyết tật. Tôi rất thương và nhớ, nên tự hứa lúc nào về hưu sẽ quay lại thăm và chăm sóc các cháu. 

Ở cô nhi viện, tôi vui đùa, mát xa, chăm các cháu ăn… như một bảo mẫu, những việc đơn giản vậy thôi, để cảm ơn Việt Nam".

Bà Claude Coudert kể bà có một con trai nuôi, nhưng cũng muốn chia sẻ về nhiều trẻ em Việt được các gia đình Pháp nhận nuôi, về chuyện những đứa trẻ nhận một đất nước làm quê hương và được đất nước đó yêu thương. Vì thế, năm 2015 bà bắt đầu viết sách và hoàn thành sau hơn 2 năm.

"Cách đây hơn một năm, bạn tôi nói muốn dịch sách sang tiếng Việt. Tôi rất xúc động và bất ngờ vì không nghĩ chuyện của mình được mọi người quan tâm. Tôi rất biết ơn vì điều đó" - tác giả nói.

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 3.

Anh Rémi-Vinh xúc động khi chia sẻ cảm nghĩ tại buổi ra mắt sách của mẹ nuôi

Có mặt tại buổi giao lưu của mẹ nuôi, anh Rémi-Vinh không giấu được cảm xúc: "Vì COVID-19, tôi đã không về Việt Nam hơn 2 năm, nhưng tôi vẫn thường liên lạc cùng vợ chưa cưới của mình ở đây. Mỗi lần về nước, tôi đều đặc biệt xúc động. 

Ở Pháp, tôi hỗ trợ Hiệp hội Hoa Lúa để giúp đỡ những trẻ em thiếu may mắn và thường trò chuyện cùng các trẻ Việt Nam được nhận nuôi vì chúng tôi có nhiều điểm chung. Tôi biết mình may mắn vì mẹ tôi là một người yêu Việt Nam. 

Mẹ luôn kể cho tôi nghe về Việt Nam, đưa tôi về thăm quê từ lúc tôi mới 3 tuổi rưỡi... Nhờ sự cởi mở của mẹ, từ bé, tôi đã hiểu mình là một cậu bé Việt được nhận nuôi, trong tôi có hai nền văn hóa và tôi thoải mái, hạnh phúc với điều đó".

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 4.

PGS.TS Trần Thị Hảo, đồng dịch giả sách (thứ hai từ trái qua), bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tình cảm của người bạn Pháp

Đồng dịch giả của quyển sách và có mối thân tình lâu năm cùng tác giả, PGS.TS Trần Thị Hảo chia sẻ: "Tôi cảm động trước cách kể chân thành và thẳng thắn của bà Coudert trong sách, cùng tình cảm đặc biệt mà bà dành cho Việt Nam. Bà thương những trẻ em mồ côi, khuyết tật và thường xuyên về Việt Nam để hỗ trợ. 

Bà còn sáng lập Hiệp hội Hoa Lúa từ năm 2006 để lan tỏa văn hóa Việt tại Pháp và kết nối nhiều gia đình nhận con nuôi tại Việt Nam. Mỗi năm, bà dành hơn 2 tháng sang Việt Nam, học tiếng Việt, đi xe buýt đến chăm sóc các bé ở cô nhi viện... dù năm nay đã 70 tuổi. 

Tôi hy vọng câu chuyện tâm huyết của một người bạn Pháp tận tụy và đáng ngưỡng mộ này sẽ được nhiều bạn đọc trân trọng". 

Nhận người con nuôi Việt Nam đầu tiên vào tháng 12-1992, cựu trợ lý y tế Claude Coudert không ngờ đây là điểm bắt đầu cho mối nhân duyên dài giữa bà và Việt Nam đến tận hôm nay.

Sau khi nghỉ hưu năm 2013, bà Claude một mình theo đuổi hành trình giúp đỡ những trẻ em khó khăn và bị bỏ rơi tại Việt Nam, nhưng đồng thời, bà tự nhận mình cũng là một người con được Việt Nam "nhận nuôi".

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 6.

Bạn đọc chờ đợi được tác giả Claude Coudert ký tặng sách "Việt Nam của tôi"

Việt Nam của tôi và những câu chuyện nhận con nuôi của cựu thư ký y tế Pháp Claude Coudert - Ảnh 7.

Tác giả Claude Coudert niềm nở ký tặng bạn đọc tại buổi ra mắt sách

Con nuôi gốc Việt bật khóc khi gặp mẹ ruột

TTO - “Mẹ ơi!”, Amandine Durand gượng gạo cất tiếng gọi mẹ bằng tiếng Việt chưa rành trong buổi giao lưu chương trình “Cội nguồn con ở đâu?” chiều ngày 5-11.

Bài và ảnh: HUỲNH VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar