28/06/2013 07:15 GMT+7

Việt Nam - Indonesia trở thành đối tác chiến lược

V.V.THÀNH (từ Jakarta)
V.V.THÀNH (từ Jakarta)

TT- Chiều 27-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia.

* Sớm ký kết quy chế về tuần tra phối hợp giữa hải quân hai nước

Phóng to
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng Tổng thống Indonesia và phu nhân tại lễ đón chính thức - Ảnh: VÕ VĂN THÀNH

Sau lễ đón chính thức với các nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia tại Phủ tổng thống, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và phu nhân trước khi hai nhà lãnh đạo tiến hành hội đàm.

Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế, đối ngoại của mỗi nước. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono chúc mừng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Indonesia vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao, hướng tới phát triển bền vững; tin tưởng Indonesia sẽ thực hiện thành công “Kế hoạch tổng thể về tăng tốc và mở rộng kinh tế giai đoạn 2011-2025” và ngày càng nâng cao vai trò, vị thế quan trọng trong ASEAN cũng như tại các diễn đàn đa phương khác, trong đó có G20 và Liên Hiệp Quốc.

Hai nhà lãnh đạo đã chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - Indonesia thành đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới.

Về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng tốt trong những năm gần đây theo hướng cân bằng hơn, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt 5 tỉ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỉ USD vào năm 2018. Hai bên cho rằng đầu tư hai chiều vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như quan hệ hai nước ở tầm đối tác chiến lược. Hai nhà lãnh đạo đề nghị các bộ ngành hữu quan hai nước nghiên cứu, đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến đầu tư, đồng thời khẳng định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước này đầu tư vào nước kia.

Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng các lĩnh vực tiềm năng khác như năng lượng, nông - ngư nghiệp, thủy sản, giáo dục... đang có nhiều bước phát triển tích cực; nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong vấn đề an ninh lương thực, triển khai các dự án hợp tác dầu khí, hợp tác mua bán than và khai khoáng; tăng cường triển khai bản ghi nhớ hợp tác nghề cá và các vấn đề biển (2010) để khai thác tiềm năng hợp tác to lớn trong lĩnh vực này cũng như phối hợp chặt chẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân - tàu thuyền xâm phạm vùng biển của nhau trên tinh thần nhân đạo và hữu nghị; ủng hộ việc đưa ra một giải pháp tạm thời trong khi tiếp tục trao đổi thỏa thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế.

Về hợp tác quốc phòng - an ninh, hai nhà lãnh đạo ghi nhận những bước phát triển tích cực trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm (2005) và bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và các hoạt động liên quan (2010); nhất trí xúc tiến đàm phán, sớm ký kết quy chế về tuần tra phối hợp giữa hải quân hai nước tại vùng biển tiếp giáp và nhanh chóng triển khai trên thực địa, góp phần duy trì ổn định và an ninh trên biển; đồng thời nghiên cứu thành lập các cơ chế đối thoại chính sách về an ninh và quốc phòng phù hợp.

Hai nhà lãnh đạo thảo luận về tình hình biển Đông

Tại cuộc họp báo chung của hai nhà lãnh đạo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết nhân dịp này hai bên đã trao đổi về những phương hướng và biện pháp tăng cường phối hợp hoạt động tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN và Liên Hiệp Quốc, cũng như thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình biển Đông.

“Tôi và ngài tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại biển Đông; ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Hai bên cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tuyên bố sáu điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông và hoan nghênh tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 về kỷ niệm 10 năm DOC cũng như các bước triển khai cụ thể tiếp theo của các tuyên bố này” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.

V.V.THÀNH (từ Jakarta)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar