25/02/2025 21:01 GMT+7

Viện sĩ Trung Quốc muốn giảm tuổi kết hôn để khuyến sinh, dân tranh cãi nảy lửa

Viện sĩ Trần Tùng Hề đề xuất hạ độ tuổi kết hôn hợp pháp xuống 18 với hy vọng khuyến sinh, nhưng vấp phải phản ứng mạnh từ dư luận Trung Quốc.

Trung Quốc tranh cãi quanh đề xuất giảm tuổi kết hôn xuống 18 - Ảnh 1.

Các bậc phụ huynh tập trung tại công viên Đại Liên (Trung Quốc), đeo thông tin của con cái với hy vọng tìm được đối tượng xem mắt phù hợp cho con - Ảnh: Nikkei Asia

Theo tờ 21st Century Business Herald ngày 24-2, viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc kiêm ủy viên Chính hiệp Trung Quốc Trần Tùng Hề đã đề xuất điều chỉnh độ tuổi kết hôn hợp pháp tại Trung Quốc nhằm đối phó với tình trạng suy giảm tỉ lệ sinh.

Hạ độ tuổi kết hôn để tăng dân số?

Cụ thể, ông Trần đề xuất hạ độ tuổi kết hôn hợp pháp xuống 18 tuổi cho cả nam và nữ, thay vì 22 tuổi đối với nam và 20 tuổi đối với nữ như hiện nay, với lập luận rằng việc này sẽ giúp mở rộng quy mô dân số trong độ tuổi sinh sản và thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dân số.

Đề xuất này được ông Trần dự trình trước kỳ họp Lưỡng hội năm 2025 của Trung Quốc, như một phần trong kế hoạch rộng hơn nhằm "nới lỏng các hạn chế sinh sản và xây dựng hệ thống khuyến khích hôn nhân và sinh con".

Theo báo cáo, đề xuất này nhằm tìm kiếm các giải pháp dài hạn để thúc đẩy tỉ lệ kết hôn và sinh con trong bối cảnh dân số Trung Quốc đang đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng.

Ông Trần cho rằng độ tuổi kết hôn hiện tại của Trung Quốc là sản phẩm của thời kỳ kế hoạch hóa gia đình và Trung Quốc đang duy trì độ tuổi kết hôn hợp pháp cao nhất thế giới. Trong khi đó, độ tuổi kết hôn phổ biến trên thế giới không vượt quá 18 tuổi.

Bên cạnh đó, đề xuất này còn khuyến khích xây dựng các chính sách hỗ trợ sinh sản như trợ cấp tiền mặt hằng tháng và hỗ trợ y tế cho mỗi trẻ em đến một độ tuổi nhất định.

Ông Trần nhận định giai đoạn 2025 - 2035 là "giai đoạn vàng" để triển khai các chính sách này, đồng thời nhấn mạnh việc mở rộng các biện pháp khuyến khích ra khu vực nông thôn, nơi được cho là sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các thành phố.

Ông cũng đề xuất đổi tên và sửa đổi "Luật Dân số và kế hoạch hóa sinh sản" ban hành năm 2021 của Trung Quốc thành "Luật Dân số và sinh sản", bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế về số lượng con, nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển dân số hiện nay. Theo luật hiện hành, mỗi cặp vợ chồng tại Trung Quốc chỉ được sinh tối đa ba con.

Lo tác động tiềm ẩn

Tuy nhiên, đề xuất của ông Trần nhanh chóng vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ dư luận Trung Quốc, chủ yếu xoay quanh tính khả thi và những tác động xã hội tiềm tàng của việc hạ thấp độ tuổi kết hôn.

Các ý kiến lo ngại rằng việc kết hôn sớm có thể ảnh hưởng đến cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và khả năng tài chính của các cặp vợ chồng trẻ, đồng thời làm gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội.

Trên mạng xã hội Weibo, nhiều ý kiến đặt vấn đề khả năng độc lập tài chính và sự trưởng thành về mặt tâm lý của người trẻ ở độ tuổi 18, khi nhiều người vẫn đang trong quá trình học tập và chưa sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm hôn nhân và sinh con.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng việc điều chỉnh chính sách kết hôn cần được cân nhắc thận trọng, trong bối cảnh Trung Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với tình trạng suy giảm tỉ lệ kết hôn và sinh con, nhưng hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế.

Theo số liệu từ trang web của Bộ Dân chính Trung Quốc, trong năm 2024 toàn Trung Quốc ghi nhận hơn 6,1 triệu cặp kết hôn, giảm hơn 1,57 triệu cặp (khoảng 20,5%) so với năm 2023. Trong khi đó, số vụ ly hôn là hơn 2,6 triệu cặp, tăng 28.000 cặp (tăng khoảng 1,1%).

Dân số giảm, hàng triệu giáo viên Trung Quốc có nguy cơ mất việc

Nghề giáo viên tưởng chừng ổn định bậc nhất ở Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ do tỉ lệ sinh giảm, khiến hàng triệu người có thể mất việc trong 10 năm tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar