13/02/2024 22:02 GMT+7

Dân số giảm, hàng triệu giáo viên Trung Quốc có nguy cơ mất việc

Nghề giáo viên tưởng chừng ổn định bậc nhất ở Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ do tỉ lệ sinh giảm, khiến hàng triệu người có thể mất việc trong 10 năm tới.

Số học sinh mẫu giáo và tiểu học Trung Quốc lần đầu giảm từ 2021 và 2022 - Ảnh: AFP

Số học sinh mẫu giáo và tiểu học Trung Quốc lần đầu giảm từ 2021 và 2022 - Ảnh: AFP

Đến năm 2035, quốc gia tỉ dân này sẽ dư khoảng 1,5 triệu giáo viên tiểu học và 370.000 giáo viên trung học. Chưa kể, những khó khăn kinh tế hiện tại có thể buộc chính quyền cắt giảm tuyển dụng giáo viên trong thời gian tới.

Trong nhiều thập kỷ qua, các trường học ở Trung Quốc luôn đông đúc học sinh, với sĩ số lên tới 50 học sinh trong một lớp ở một số khu vực thành thị và khoảng 30 học sinh ở hầu hết các vùng nông thôn.

Nhu cầu giáo viên suy giảm

Tuy nhiên, với số lượng người về hưu tăng nhanh và số trẻ sơ sinh giảm mạnh, Trung Quốc đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học gây tác động sâu rộng, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm hơn và căng thẳng trong hệ thống an sinh xã hội.

Số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ năm 2017, với số ca sinh giảm hơn 500.000 vào năm ngoái xuống còn hơn 9 triệu.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, số trẻ em theo học mẫu giáo cũng chứng kiến sự sụt giảm đầu tiên sau gần 2 thập kỷ vào năm 2021, trong khi học sinh tiểu học giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ vào năm 2022.

Giới nghiên cứu Trung Quốc cho rằng với xu hướng này, các trường học sẽ bắt đầu dư thừa giáo viên. Theo nhóm nghiên cứu do giáo sư Qiao Jinzhong của Đại học Sư phạm Bắc Kinh dẫn đầu, nước này có thể thừa 1,5 triệu giáo viên tiểu học và 370.000 giáo viên trung học vào năm 2035.

Số lượng trường học tại Trung Quốc cũng đang giảm dần. Bên cạnh nỗ lực sáp nhập các trường để tập trung nguồn lực, số lượng trường học bị thu hẹp còn do áp lực giảm số lượng học sinh, theo báo South China Morning Post.

Hiện nay, các trường công ở Trung Quốc đã giảm quy mô lớp học để tránh sa thải giáo viên. Tuy nhiên, rủi ro sa thải sẽ lớn hơn ở các trường tư do áp lực tài chính.

Áp lực từ chính quyền

Một lớp học đông đúc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc, năm 2007 - Ảnh: AFP

Một lớp học đông đúc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc, năm 2007 - Ảnh: AFP

Ông Chu Zhaohui, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Khoa học giáo dục quốc gia Trung Quốc, cho rằng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành động của chính quyền trong những năm tới. 

"Theo nghiên cứu thực địa của tôi, vì gánh nặng tài chính, chính quyền địa phương chắc chắn sẽ tuyển ít giáo viên hơn trong năm nay", ông Chu nói.

Chính quyền địa phương đang chịu áp lực tài chính ngày càng tăng khi cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản, nguồn thu nhập quan trọng nhất của họ, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó là các thách thức khác bao gồm nhu cầu trong và ngoài nước suy yếu đã cản trở sự phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Cuối năm ngoái, Sở Giáo dục tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, đã kêu gọi phân bổ lại nguồn lực giáo dục trong vòng 5 đến 10 năm tới dựa trên tỉ lệ sinh, đô thị hóa và số trẻ em trong độ tuổi đi học.

Trong năm qua, một loạt chính quyền địa phương khác, chẳng hạn như ở Sơn Đông và Tứ Xuyên, đã công bố kế hoạch ngừng các chương trình cấp bằng giáo dục tại một số trường đại học và cao đẳng nhằm hạn chế nguồn cung giáo viên.

Trước đó, các chương trình giáo dục này rất phổ biến do "cơn sốt dạy học" bùng nổ trong những năm qua.

Cơ hội cho giáo dục

Theo ông Huang Bin, giáo sư tại Viện Giáo dục đại học Nam Kinh, việc giảm nhu cầu giáo viên không phải là điều xấu, đặc biệt đối với các trường vùng sâu vùng xa, nơi giáo viên thường được đào tạo kém và thiếu cơ hội phát triển.

Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc cải thiện chất lượng giáo dục, điều rất quan trọng để hiện thực hóa tham vọng của Bắc Kinh đào tạo nguồn nhân tài mang lại động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, ông Huang cho rằng ít trẻ em hơn cũng đồng nghĩa với việc ít cạnh tranh hơn trong trường học, từ đó có thể làm giảm bớt lo lắng của phụ huynh và căng thẳng cho học sinh.

"Điều này có thể giúp giảm bớt nỗi lo lắng lan rộng về kỳ thi tuyển sinh đại học", ông nhận định.

Những cải cách giáo dục đáng chú ý của Trung Quốc

TTCT - Dạy thêm là một ngành công nghiệp tỉ đô ở Trung Quốc và sẽ còn tăng như không gì có thể cản nổi, cho đến khi Chính phủ Trung Quốc quyết định: “Giáo dục không phải con đường để kiếm tiền”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar