19/09/2016 15:58 GMT+7

​Viêm phổi ở trẻ em: cần chăm sóc đúng cách

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến hàng đầu ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo ước tính, mỗi năm một em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 – 8 lần nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong phần lớn trường hợp, trẻ có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. 

Tuy nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận để tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Phát hiện sớm trẻ bị viêm phổi

Khi bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ sẽ bị thiếu oxy. Vì vậy, trẻ buộc phải thở nhanh hơn để bù đắp lại sự thiếu hụt này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm là đồng hồ có kim giây.

Trẻ được gọi là thở nhanh khi trẻ có:

- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.

- Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 - 11 tháng.

- Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi.

- Từ 30 lần/phút trở lên ở trẻ trên 5 tuổi.

Khi đó, trẻ được xem như đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc...) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Bên cạnh việc cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, cha mẹ cũng cần biết những cách chăm sóc trẻ như sau:

- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng, sạch mũi cho trẻ để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị viêm phổi, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ; chỉ khi trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần cũng cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu nặng như sau để đưa ngay trẻ tái khám lại ngay:

- Trẻ thở khó khăn (thở nhanh hơn, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực).

- Trẻ không thể uống được nước.

- Trẻ trở nên lừ đừ, bứt rứt.

Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ

- Giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Lưu ý: vì trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình.

- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.

- Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang cho trẻ.

- Cho trẻ chích ngừa đầy đủ nhất là các thuốc ngừa cúm, phế cầu, Hib.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar