06/07/2017 15:30 GMT+7

​Viêm mũi dị ứng và hen: những điều cần lưu ý

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Viêm mũi dị ứng và hen có quá trình viêm giống nhau và xảy ra trên niêm mạc tương tự nhau.

Tuy nhiên, cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới lại khác biệt nhau, ví dụ miêm mạc mũi có nhiều mạch máu hơn, trong khi ở phế quản lại có sự hiện diện của các cơ trơn. Vì vậy biểu hiện của viêm mũi dị ứng và hen suyễn sẽ khác nhau. Ở bệnh nhân hen có sự co thắt phế quản trong phổi, còn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có sự dãn mạch gây nghẹt mũi.

Viêm mũi dị ứng tác động lên bệnh hen

Viêm mũi dị ứng là yếu tố khởi phát cơn hen: trực tiếp gây 26,42% cơn hen trẻ em.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen gấp 3 lần so với người bình thường.

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân hen. Viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ cho kiểm soát hen:

• Gia tăng các triệu chứng hen;

• Tăng nguy cơ nhập viện do hen;

• Tăng đợt kịch phát và khám bệnh cấp cứu do hen;

• Làm hen không được kiểm soát.

Một số lưu ý mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen

Một số nghiên cứu cho thấy: 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng; 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Nên tầm soát hen ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng hô hấp bằng hô hấp ký có thử thuốc dãn phế quản.

Khi điều trị viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát hen tốt hơn, giảm nhập viện và cấp cứu, giảm thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị.

Khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần hoặc trường hợp khẩn cấp nếu trẻ bị ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ thì cần phải đến bác sĩ thăm khám bệnh.

Phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng và hen là một bệnh lý của đường hô hấp, là hậu quả của sự tương tác giữa gene và môi trường. Để phòng ngừa 2 bệnh này, cần giảm tiếp xúc với các yếu tố, tác nhân kích thích. Khi bị viêm mũi dị ứng, cần điều trị sớm để tránh biến chứng, tránh chuyển sang hen, tránh làm nặng bệnh hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên khám tầm soát hen và ngược lại.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?

Nhiều người dù không có cảm xúc gì cũng tự nhiên rơi lệ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một vấn đề bệnh lý, hoàn toàn không phải tâm lý.

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar