15/04/2019 11:00 GMT+7

Viêm hạch mạc treo

Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú
Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú

Viêm hạch mạc treo thường có triệu chứng giống viêm ruột thừa. Viêm hạch mạc treo hiếm khi trở thành nghiêm trọng và không để lại di chứng.

Viêm hạch mạc treo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: mayoclinic.org

Viêm hạch bạch huyết là một tình trạng mà trong đó các hạch bạch huyết, là mô giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bị viêm. Viêm hạch mạc treo (Mesenteric lymphadenitis) là tình trạng viêm của các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng. Viêm hạch mạc treo thường do nhiễm trùng đường ruột.

Mạc treo gắn nối ruột với khoang bụng. Nó cũng giúp nhu động của ruột theo phạm vi nhất định trong ổ bụng. Nếu không cho mạc treo, ruột có khả năng sẽ thường xuyên xoay xoắn vặn trên chính nó gây tắc nghẽn.

Viêm hạch mạc treo tràng thường có các dấu hiệu và triệu chứng giống của viêm ruột thừa. Tuy nhiên không giống như viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo hiếm khi trở thành nghiêm trọng và không để lại di chứng.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch mạc treo tràng trên có thể bao gồm:

- Đau bụng: Thường tập trung vào phía dưới bên phải, nhưng đau đôi khi có thể sẽ lan rộng hơn.

- Đau khắp bụng.

- Sốt: Tùy thuộc vào những gì gây ra bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

+ Tiêu chảy.

+ Buồn nôn và ói mửa.

+ Cảm giác chung là không khỏe, khó chịu.

Trong một số trường hợp sưng hạch bạch huyết được tìm thấy tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra một vấn đề khác. Viêm hạch mạc treo mà không gây ra các triệu chứng có thể cần kiểm tra đánh giá thêm bằng nhiều xét nghiệm.

Lưu ý khi đi khám bác sĩ

Đau bụng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nó có thể khó phát hiện. Nói chung, hãy đi khám ngay nếu trẻ có các biểu hiện như:

- Đau bụng dữ dội, đột ngột.

- Đau bụng kèm theo sốt.

- Đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu con của bạn có một số các dấu hiệu và triệu chứng mà không thấy đỡ hơn trong một thời gian ngắn:

- Đau bụng kèm với một sự thay đổi trong thói quen đi đại tiện.

- Đau bụng với ăn không ngon (biếng ăn).

- Đau bụng cản trở giấc ngủ.

Nguyên nhân bệnh

Các hạch bạch huyết đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể để chống lại bệnh tật. Chúng ở rải rác khắp cơ thể của bạn và là bẫy tiêu diệt virus, vi khuẩn và sinh vật gây hại khác. Trong quá trình này, các nhóm hạch gần nhất với mầm bệnh có thể trở nên đau và sưng lên. Ví dụ: Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên khi bạn bị đau cổ họng. Một số các nhóm hạch khác thường sưng lên như hạch nằm dưới cằm, trong nách và háng.

Mặc dù ít được biết đến, cơ thể có nhóm hạch bạch huyết ở mạc treo là màng mỏng gắn ruột vào mặt sau của thành bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của các nhóm hạch mạc treo của ruột sưng lên là do nhiễm virus, chẳng hạn kiểu như viêm dạ dày ruột.

Một số trẻ em đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên trước hoặc trong cùng một cơn viêm hạch mạc treo, các bác sĩ đoán rằng có thể có một mối liên kết giữa hai cơ quan.

Biến chứng viêm hạch mạc treo

Viêm hạch mạc treo thường mắc riêng lẻ và hiếm khi gây biến chứng. Nhưng nếu sưng hạch bạch huyết gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn nguy hiểm mà không được điều trị thì vi khuẩn có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết).

Khám và chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tình trạng của trẻ:

- Hỏi về bệnh sử của trẻ: Ngoài việc thu thập chi tiết về những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể sẽ hỏi về bất kỳ tiền sử bệnh mà trẻ đã được điều trị.

- Yêu cầu kiểm tra xét nghiệm: Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng và những loại bệnh truyền nhiễm có thể.

- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ổ bụng có thể giúp phân biệt giữa viêm ruột thừa và viêm hạch mạc treo.

Phương pháp điều trị bệnh viêm hạch mạc treo

Nhẹ: Các trường hợp biến chứng gây viêm hạch mạc treo ruột bởi một loại virus thường tự biến mất.

Thuốc dùng để điều trị bệnh viêm hạch mạc treo tràng trên có thể bao gồm:

- Thuốc giảm đau không cần kê toa và hạ sốt có thể giúp làm giảm khó chịu. Tuy nhiên, tránh dùng aspirin vì điều này làm tăng nguy cơ gây hội chứng Reye ở trẻ em.

- Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê toa đối với thể trung bình đến nhiễm trùng nặng.

Lối sống và biện pháp phòng bệnh

Đối với đau và sốt do bệnh viêm hạch mạc treo nên:

- Nghỉ ngơi nhiều: Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp trẻ nhanh hồi phục.

- Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước từ sốt, nôn mửa và tiêu chảy.

- Dùng nhiệt ẩm: Một chiếc khăn ẩm, ấm đặt vào vùng bụng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.


Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar