13/02/2014 01:00 GMT+7

Viber không bán cho Viettel

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Sau nhiều thông tin ứng dụng nhắn tin di động Viber đang được một công ty châu Á chào giá mua lại từ 300 - 400 triệu USD, CEO Viber Talmon Marco đã có thông điệp trả lời chính thức.

Phóng to
CEO Viber Talmon Marco giới thiệu tính năng mới của Viber tại Đại hội Di động Toàn cầu (MWC) 2013 - Ảnh: Reuters

Trước đó, Báo in Israel Calcalist đăng tải thông tin Viber đã có cuộc thương thảo với một công ty châu Á về mức giá mua lại công ty từ 300 đến 400 triệu USD, nhưng không cho biết rõ tên công ty. Cùng thời điểm, một số trang web công nghệ tại Việt Nam sôi nổi với thông tin không chính thức Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đang đàm phán mua lại Viber nhằm tạo cú hích trên thị trường ứng dụng OTT.

Giám đốc điều hành (CEO) Viber Talmon Marco đã bác bỏ thông tin đàm phán thương vụ bán công ty khi trả lời phỏng vấn với Reuters: "Tôi không biết gì về việc này".

Viber vận hành tại Cyprus dưới sự quản lý của doanh nhân người Israel Talmon Marco. Đây là một trong những ứng dụng nhắn tin di động dạng OTT (Over-the-Top) hàng đầu thế giới hiện nay với số lượng người sử dụng hơn 200 triệu tại 193 quốc gia, trong đó, có khoảng 63 triệu người dùng tại châu Á.

Cuối năm 2013, Viber phát hành dịch vụ ViberOut, cho phép người dùng gọi thoại đến các số di động những người không dùng ứng dụng Viber và số điện thoại cố định, tương tự Skype Out, nhưng với mức phí rẻ hơn. Tháng 11-2013, Viber phát hành Sticker Market, một thế mạnh của LINE và KakaoTalk trước nay, cho phép người dùng chèn các ảnh động vui nhộn theo nhiều chủ đề trong tin nhắn. Viber cũng đã có phiên bản cho Windows 8 và Windows Phone 8.

Ngoài Viber, thị trường ứng dụng nhắn tin OTT tại châu Á hiện rất sôi động với các tên tuổi như WeChat của Trung Quốc, LINE đến từ xứ hoa Anh đào và "vị kim chi" Hàn Quốc từ KakaoTalk. Cả ba đều có số người dùng vượt hơn trăm triệu. Tại Việt Nam, Zalo là sản phẩm hiện thu hút đông đảo người dùng trong nước và cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

Ứng dụng nhắn tin di động dạng OTT tiếp tục là nguyên nhân gây thất thu lớn cho các nhà mạng khi người dùng không còn ưa chuộng tin nhắn SMS dạng ký tự thô hay MMS với những giới hạn, thay bằng những tin nhắn qua ứng dụng dạng OTT có thể kèm hình ảnh, bài nhạc hay lời nhắn thoại kèm theo tin nhắn, và quan trọng hơn hết là sử dụng miễn phí không giới hạn khi dùng Internet với kết nối Wi-Fi.

Những chuyển đổi gần đây lên môi trường thoại như gọi thoại có phí sẽ càng gây ảnh hưởng nặng nề hơn lên các nhà mạng viễn thông.

* Xem: |

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar