09/05/2015 06:00 GMT+7

​Vỉa hè là “chùm khế ngọt”

V.HƯƠNG - Q.KHẢI - B.BÌNH - T.MY
V.HƯƠNG - Q.KHẢI - B.BÌNH - T.MY

TTO - Với người dân ở các thành phố lớn của Việt Nam, vỉa hè và lòng lề đường bị lấn chiếm, vỉa hè là… của riêng đang thành “chuyện bình thường”.

Xe máy xếp hàng dài trên vỉa hè đường Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM trưa 7-5 - Ảnh: Quang Định

Không khó để nhận ra tại khá nhiều con đường của TP.HCM, các vỉa hè đều bị chiếm dụng vì nhiều mục đích khác nhau.

Vỉa hè công cộng là của riêng?

Bạn Thanh Tú (ngụ tại Q.Phú Nhuận, Tp.HCM) chia sẻ, khi chuyện vỉa hè bị lấn chiếm dường như đã trở nên quen thuộc và hiển nhiên đến mức nhiều người dân Sài Gòn đã không còn để ý nữa thì đó quả là điều đáng lo ngại.

>> Thanh Tú

Một quán ăn trên đường Nguyễn Du, Q.1 TP.HCM chiếm hết vỉa hè - Ảnh: Quang Định

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, quanh nhiều con đường tại TP.HCM, vỉa hè là nơi tập trung các quán cà phê lề đường, quán nhậu bình dân… Các hàng quán này bày bàn ghế ra sát mép đường.

Có quá nhiều tuyến đường bị lấn chiếm không kể hết. điển hình như hai bên đường Phạm Văn Đồng, đoạn từ Gò Vấp đến chân cầu Bình Lợi, khu vực bờ kênh Tân Hóa - Lò Gốm đoạn qua quận 6, khu vực kênh Nhiêu Lộc đoạn xung quanh cầu Trần Khánh Dư đến nhà thi đấu Rạch Miễu, Q.Phú Nhuận hay các quán nhậu trên đoạn đường Pasteur cắt Nguyễn Du, Q1 vv…

Còn trên các góc đường như Nguyễn Trãi, Lý Chính Thắng cắt Hai Bà Trưng, xe máy được xếp hàng dài không còn chỗ trống cho người đi bộ, buộc họ gần như phải đi sát mép đường.

Một bạn đọc chia sẻ: “Hãy đi đến khu vực trước Bệnh Viện Chợ Rẫy (đường Nguyễn Chí Thanh) sẽ thấy không chỉ vỉa hè mà cả lòng lề đường cũng bị lấn chiếm quanh năm”.

Một quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng, Q. Gò Vấp, TP.HCM bị chiếm dụng đặt bàn cho khách - Ảnh: Quang Định

Lối đi nào cho người đi bộ?

Việc lấn chiếm lề đường, vỉa hè để xe gắn máy, bày bàn ghế bán hàng ăn, uống một cách thản niên; những gánh hàng rong, sách báo dạo… đã gần như ôm trọn phần không gian lẽ ra là dành cho người đi bộ.

Điều này làm người đi bộ khó di chuyển, đặc biệt dễ bị tai nạn giao thông khi phải đi xuống dưới lòng đường.

Chị Phương Trang (Giảng viên Ngữ Văn Anh - ĐH KHXH&NV TP.HCM) kể rằng chị và bạn chị có lần đứng đón xe bus nhưng vì vỉa hè không còn chỗ, buộc phải đứng dưới lòng đường chờ xe và không may đã bị xe máy phía sau không thắng kịp làm té ngã.

>> Chị Phương Trang

Một quán nhậu gần cầu Bình Lợi chiếm dụng vìa hè để đậu xe máy cho khách - Ảnh: Quang Định

Nhiều người dân còn bức xúc về việc họ đứng trên vỉa hè, trước một quán nào đó là bị đuổi ngay.

Chị Hà Giang (ngụ tại Q.Gò Vấp, TP.HCM) khi từng lâm vào hoàn cảnh tương tự đã bày tỏ: “Đường sá, vỉa hè là để người dân di chuyển, họ (người bán hàng rong) lấy quyền gì để không cho mình đứng đó?”

>> Chị Hà Giang

Bên cạnh gây khó khăn cho việc đi bộ của người dân, việc lấn chiếm lòng lề đường còn tạo nên những hình ảnh gây mất mỹ quan đô thị.

Các đoạn đường Tân Hóa – Lò Gốm, Q6, bờ kênh Nhiêu Lộc đoạn qua quận 3 thường dễ thấy hình ảnh nhiều nhóm thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trên vỉa hè, nhiều phụ nữ mắc võng ru con ngủ…

Bạn Thanh Tú chia sẻ thêm về thực trạng này:

>> Thanh Tú

Một nhóm ngồi đánh bài ăn tiền, người thì mắc võng ru con ngủ, nhóm thì trải chiếu làm đồ gia công thuê chiếm hết vỉa hè kênh Tân Hóa - Lò Gốm đoạn qua phường 7, Q.6, TP.HCM tối 5-5 - Ảnh: Quang Định

Khó quản lý và xử phạt?

Mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, thậm chí xử phạt nhưng tình trạng này trong nhiều năm liền vẫn cứ tái diễn.

Theo ông Phan Trọng Hùng, đội trưởng đội quản lý trật tự đô thi quận 1, việc xử lý lấn chiếm lòng lề đường còn gặp nhiều khó khăn do một số người bán hàng là người cao tuổi, không thể xử phạt quá nghiêm khắc.

Hoặc các khu vực xung quanh bệnh viện Nhi Đồng 2, do lượng xe trong bệnh viện quá tải nên buộc lòng bệnh viện phải xin phép cho giữ xe thêm ngoài khu vực vỉa hè xung quanh bệnh viện

>> Ông Phan Trọng Hùng

Mắc võng nằm ngủ, xe để trên vỉa hè, phụ nữ ngủ dưới đất, phía xa là một nhóm nhậu dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trên đường Hoàng Sa đoạn qua Q.3, TP.HCM 

Chị Phương Trang cho rằng các biện pháp hiện nay vẫn chỉ mang tính chất tạm thời, chưa phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả.

Điều quan trọng vẫn là làm sao để cải thiện và thay đổi ý thức của người dân trong việc trả vỉa hè trở lại đúng chức năng vốn có của nó.

Và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cứng rắn và hiệu quả hơn nữa để hạn chế tình trạng này.

>> Chị Phương Trang

V.HƯƠNG - Q.KHẢI - B.BÌNH - T.MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong thương tâm khi xe bán tải ngập nước ở hồ Bến Châu

Hai cặp vợ chồng ở Quảng Ninh đi xe bán tải xuống lòng hồ Bến Châu chơi thì bị nước tràn vào xe khiến hai người trong nhóm tử vong.

Hai vợ chồng tử vong thương tâm khi xe bán tải ngập nước ở hồ Bến Châu

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, cấp đổi giấy phép lái xe của Công an tỉnh Phú Thọ

Từ 1-7, Công an tỉnh Phú Thọ có 23 điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho người dân tại 20 công an xã, phường và 3 đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Từ 1-8, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tại 128 công an xã, phường còn lại.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, cấp đổi giấy phép lái xe của Công an tỉnh Phú Thọ

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề

Lãnh đạo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết 70% phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ bị đốt hoặc xả thải ra môi trường đang gây ô nhiễm không khí nông thôn nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề

Tâm thế cán bộ xã, phường mới: Phải chủ động, tiên phong và phụng sự

Sau khi vận hành chính quyền địa phương hai cấp kể từ ngày 1-7, cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chính quyền gần dân, phục vụ người dân tốt hơn.

Tâm thế cán bộ xã, phường mới: Phải chủ động, tiên phong và phụng sự

Phà quân sự vận hành trở lại cho người dân qua khu vực cầu Phong Châu

Binh chủng Công binh cho biết Lữ đoàn 249 đã vận hành lại phà quân sự để phục vụ người dân qua lại khu vực cầu Phong Châu từ chiều 5-7.

Phà quân sự vận hành trở lại cho người dân qua khu vực cầu Phong Châu

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar