12/01/2022 08:25 GMT+7

Vỉa hè đâu phải của riêng

Đ.Q. tổng hợp
Đ.Q. tổng hợp

TTO - Hàng trăm ý kiến bạn đọc phản hồi sau bài viết "Làm sao chữa "căn bệnh nan y" lấn chiếm vỉa hè?" (Tuổi Trẻ 11-1).

Vỉa hè đâu phải của riêng - Ảnh 1.

Các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Tần, quận 8, TP.HCM khiến xe của khách đậu tràn lan dưới lòng đường - Ảnh: T.T.D.

Bên cạnh một số phản ảnh về việc lấn chiếm lòng lề đường làm bãi giữ xe, buôn bán hàng hóa, ăn uống... mất trật tự, nhếch nhác, bạn đọc tên Giang đã nêu ra một dạng lấn chiếm khác cũng "phiền lòng" không kém. Đó là lấy vỉa hè "làm của riêng".

"Tôi sinh sống ở quận 2 cũ, ở khu đô thị khang trang theo quy hoạch rõ ràng. Vậy mà tôi quan sát thấy mỗi nhà có một kiểu vỉa hè riêng và sử dụng theo cách riêng của mình. 

Nhà nào nhà nấy tùy ý lát đá, trồng cây, đặt nguyên bộ bàn ghế đá... như thể đó là vườn riêng của nhà mình. Không biết đến bao giờ mới giải quyết được vấn nạn chiếm vỉa hè làm của riêng".

Bạn đọc Lien Pham cho rằng: "Hầu hết lấn chiếm vỉa hè là vi phạm pháp luật về đất đai. Chủ nhà làm cam kết không chiếm dụng, lấn chiếm hay cho thuê phần đất vỉa hè mà chủ nhà không có chủ quyền". 

Hoặc: "Nếu không quản lý được việc lấn chiếm vỉa hè thì hãy công khai cho thuê vỉa hè, như thế dễ quản lý lại còn thu được ngân sách. Bất cứ ai kinh doanh trên vỉa hè đều phải xin giấy phép với địa chỉ cụ thể, đóng thuế và cam kết giữ trật tự... kể cả bán hàng rong" - bạn đọc Trần Trọng Minh đề xuất.

Về tổng thể, bạn đọc PAS đề nghị: "Mạnh dạn quy hoạch cụ thể chỗ nào được bán, kinh doanh, chỗ nào để ở, đừng cứ có mặt tiền đường là kinh doanh. Nơi nào có tình trạng chiếm vỉa hè thì lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm. Quy hoạch giao thông, đừng nên để lại những nhà siêu mỏng. 

Ví dụ như đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM) chúng ta làm đường rộng, đẹp, chuẩn vậy sao tiếc gì không lấy thêm vào 40 - 50m sâu vào làm thêm đường nội bộ và phân lô lại mặt tiền, quy định lại phần xây mới sao cho mỹ quan, không chiếm vỉa hè".

"Không bao giờ và chẳng bao giờ có thể trả lại chức năng đúng nghĩa vỉa hè là dành cho người đi bộ nếu không có những chính sách ở tầm vĩ mô. 

Nếu như quy định nhà ở không được phép kinh doanh, tất cả các hoạt động kinh tế như ăn uống, tạp hóa, làm đẹp... đều phải tập trung có nơi có chỗ vỉa hè sẽ sạch đẹp. Đây là chuyện toàn quốc chứ không riêng gì TP.HCM" - bạn đọc Da Nang góp ý.

Đồng quan điểm với Da Nang, bạn đọc Phạm Hát cũng đề nghị: "Mong báo Tuổi Trẻ có tiếp bài viết liên quan cung cấp các văn bản pháp luật quy định từ Chính phủ đến địa phương về nội dung trên, từ đó sẽ mổ xẻ vấn đề, tìm giải pháp tốt nhất, dung hòa nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong quản lý. Sẵn sàng đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong nội dung này".

- Ở TP của tôi lát đá vỉa hè rất đẹp nhưng người dân không thể đi lại. Vỉa hè dùng để xe máy, kinh doanh, thậm chí ôtô đậu. Không thể để vỉa hè như vậy được. Nên chăng tuyển ứng viên quản lý đô thị với cam kết xử lý được việc "tạo vỉa hè và lòng đường thông thoáng".

Hải Hà

- Một câu chuyện có thực được rút ra từ một vườn hoa tại Gia Lai để có thể giải quyết vấn đề trên. Năm 2018, vườn hoa V.F tại Gia Lai. Thay vì ghi chữ "không hái hoa bẻ cành" như những vườn khác, họ đã ghi "ĐƯỢC HÁI HOA BẺ CÀNH..." và ghi chú thêm chữ nhỏ ở dưới "tính phí 50.000 đồng/1 bông hoặc cành".

Kết quả: vườn cấm thì bị tơi tả, còn vườn cho hái thoải mái thì y nguyên. Bài học rút ra: vỉa hè bị lấn chiếm, lợi nhuận thuộc về người lấn chiếm. Vậy thay vì cấm, nên cho sử dụng với điều kiện có thu phí thật cao, tôi đảm bảo hiệu quả.

Bạn đọc Phan Nguyên Cát

- Nên cho đấu giá, cho thuê một phần hoặc toàn phần vỉa hè vào thời gian nhất định. Nhà nước cũng quy định một vài tuyến đường nào thôi, chứ không phải tuyến nào cũng cho thuê. Còn căn bệnh lấn chiếm vỉa hè thì chỉ có thể chữa thông qua giáo dục thôi!

Bạn đọc Trần Chí Cường

Làm sao chữa 'căn bệnh nan y' lấn chiếm vỉa hè?

TTO - Câu chuyện vỉa hè đường Phạm Văn Đồng đã tốn không ít giấy mực và công sức của cơ quan quản lý địa phương nhưng "trò chơi đuổi bắt" trên vỉa hè xem ra chưa có hiệu quả.

Đ.Q. tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông tin 'Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017', Bộ Nông nghiệp và Môi trường nói gì?

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thông tin Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 là thông tin không chính xác.

Thông tin 'Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017', Bộ Nông nghiệp và Môi trường nói gì?

Công ty bảo hiểm và cựu phó giám đốc nói gì về vụ chưa chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng?

Mặc dù khẳng định ấn chỉ bảo hiểm bán cho khách hàng là thật nhưng cựu phó giám đốc Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang vẫn không chấp nhận bồi thường.

Công ty bảo hiểm và cựu phó giám đốc nói gì về vụ chưa chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng?

Bán thông tin cá nhân 'nhộn nhịp như bán rau ngoài chợ', mong có án điểm xử nặng để răn đe

Nhiều bạn đọc đồng tình cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và đưa ra xử phạt nặng, thậm chí có những vụ án điểm về tình trạng mua bán thông tin cá nhân.

Bán thông tin cá nhân 'nhộn nhịp như bán rau ngoài chợ', mong có án điểm xử nặng để răn đe

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Chờ đợi mòn mỏi khi khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người ức chế, mệt mỏi chọn khám dịch vụ, thậm chí phải bỏ tiền mua thuốc vì bệnh viện thiếu thuốc, vật tư.

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Sắp bỏ cấp huyện nhưng U Minh vẫn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo

HĐND huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vừa tổ chức 2 đoàn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo dù đã có chủ trương sắp xếp bỏ cấp huyện.

Sắp bỏ cấp huyện nhưng U Minh vẫn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả

Trong thế giới hiện đại, mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà đã trở thành không gian định hình lối sống, giá trị và nhân cách.

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar