21/02/2022 14:35 GMT+7

Vì sao xin làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột bằng 100% ngân sách trung ương?

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Thay vì xin 50% ngân sách trung ương (50% còn lại sẽ cân đối từ ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức đối tác công tư - PPP) như đã hứa, tỉnh Đắk Lắk xin luôn 100% ngân sách trung ương để đầu tư cao tốc này.

Vì sao xin làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột bằng 100% ngân sách trung ương? - Ảnh 1.

Quốc lộ 26 dù đã được nâng cấp nhưng đang khá nhỏ hẹp, nếu được đầu tư cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, việc kết nối rừng và biển sẽ thuận lợi hơn - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 21-2, ông Phạm Ngọc Nghị - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết Tỉnh ủy vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành trung ương xem xét, bố trí 100% vốn ngân sách trung ương để đầu tư dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và giao tỉnh Đắk Lắk quản lý dự án đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Lắk.

Văn bản do ông Nguyễn Đình Trung, bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, gửi Thủ tướng cho rằng dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng có văn bản báo cáo tiền khả thi của dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Theo đó, dự án sẽ đầu tư theo quy mô phân kỳ (4 làn xe, bề rộng nền đường 17m) với chiều dài khoảng 117,5km (trong đó, đoạn qua tỉnh Khánh Hòa khoảng 32,7km và qua tỉnh Đắk Lắk khoảng 84,8km), tổng mức đầu tư khoảng 21.935 tỉ đồng và đề xuất đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng.

Tuy nhiên, do tỉnh còn nhiều khó khăn, không thể cân đối ngân sách địa phương, nên xin được đầu tư dự án từ nguồn đầu tư công 100% ngân sách trung ương, khởi công trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Khánh Hòa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý qua địa phận tỉnh (lộ trình từ km32+700 đến km117+500).

Trước đó, ngày 7-5-2021, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi Thủ tướng xin trung ương 10.000 tỉ đồng để thực hiện dự án. Số còn lại 9.500 tỉ đồng tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ cân đối từ nguồn ngân sách của 2 địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Trả lời về việc tỉnh "mới xin nửa vốn, nay xin toàn bộ", ông Phạm Ngọc Nghị cho biết việc huy động vốn địa phương để làm một dự án lớn, đặc biệt quan trọng như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột là không đảm bảo, khó khả thi.

"Khả năng ngân sách của tỉnh là rất khó nên đề nghị 50/50 nguồn trung ương và địa phương trước đây để làm PPP là không còn bảo đảm được. Nếu Thủ tướng đồng ý, phê duyệt cho 100% ngân sách trung ương thì tính khả thi của dự án sẽ tốt hơn", ông Nghị nói.

Về việc trước đây tỉnh đã có phương án xây dựng các khu đô thị ven cao tốc để thực hiện ‘đổi đất lấy công trình’, ông Nghị nói lúc đó nguồn kinh phí hạn hẹp, Chính phủ và Bộ GTVT đề nghị như vậy để tạo vốn. Muốn có cao tốc này thì phải thực hiện phương án như vậy.

"Đến thời điểm này thì khá hơn, kinh phí trung ương đủ nguồn để bố trí. Bộ GTVT cũng đã đưa dự án cao tốc này vào kế hoạch trung hạn 2021-2025 nên khả năng xin được cấp vốn sẽ khả thi", ông Nghị giải thích.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, cao tốc này sẽ là tuyến đường chiến lược, có vai trò quan trọng trong việc đánh thức và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Tây Nguyên và kết nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ.

Đây còn là tuyến vận chuyển nông sản của vùng Tây Nguyên xuất khẩu đến các nước trên thế giới thông qua cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa). Vì vậy, việc xây dựng tuyến đường sẽ đáp ứng việc kết nối, phát triển mạnh hơn nữa kinh tế Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

Xin trung ương 10.000 tỉ, Đắk Lắk cùng Khánh Hòa chi thêm 9.500 tỉ làm cao tốc

TTO - UBND tỉnh Đắk Lắk chính thức có văn bản đề nghị Thủ tướng cho đầu tư dự án đường cao tốc TP Buôn Ma Thuột - Nha Trang với tổng vốn 19.500 tỉ đồng, trong đó xin trung ương 10.000 tỉ, còn lại hai tỉnh tự cân đối ngân sách.

 
TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar