24/06/2024 13:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao Ukraine tấn công Crimea lúc này?

Câu chuyện cũ về chiến trường Crimea quay trở lại bàn nghị sự, khi Ukraine tiến hành tấn công vùng đất Nga sáp nhập này. Kiev đang có thêm chất xúc tác cho các kế hoạch tại đây.

Xe quân sự gần một chốt biên phòng của Ukraine ở thị trấn Balaclava, thuộc Crimea - Ảnh tư liệu: REUTERS

Xe quân sự gần một chốt biên phòng của Ukraine ở thị trấn Balaclava, thuộc Crimea - Ảnh tư liệu: REUTERS

Nga và Ukraine đã thực hiện nhiều vụ tấn công trong 24 giờ qua. Phía Ukraine tập kích bán đảo Crimea ở miền nam, còn Nga tiếp tục oanh tạc vùng Kharkov ở hướng đông bắc Ukraine.

Ukraine quay lại Crimea

Ngày 24-6, chính quyền Nga thông tin ít nhất 6 người chết và hơn 100 người bị thương từ các vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (drone) của Ukraine. Trong khi đó, Nga có ngày thứ hai thả bom tại Kharkov và làm chết ít nhất một người.

Theo lời ông Mikhail Razvozhayev - lãnh đạo thân Nga của thành phố Sevastopol thuộc Crimea, trong số người chết có 5 người (gồm 2 trẻ em) thiệt mạng do trúng mảnh vỡ tên lửa Ukraine.

Phía Nga đã bắn hạ số tên lửa này trên bầu trời Sevastopol. Người chết còn lại được xác định là dân ở thành phố Grayvoron thuộc vùng Belgorod giáp biên với Nga.

Nỗ lực tập kích vừa qua của Ukraine không mới, nhưng báo hiệu sự thay đổi quan trọng trong cuộc xung đột đang bước qua năm thứ ba giữa Ukraine và Nga.

Bán đảo Crimea và Sevastopol nói riêng có vai trò chiến lược đối với cả Ukraine lẫn Nga.

Hạm đội Biển Đen của Nga hiện đóng tại Sevastopol, một thành phố cảng thuộc khu vực tự trị về hành chính và được xem có vai trò rất quan trọng. Căn cứ của Nga tại đây giúp Matxcơva tiếp cận Địa Trung Hải, trong khi hạm đội của Ukraine cũng thuộc khu vực này.

Trước đây Ukraine từng cố gắng đánh sập cây cầu Crimea do Nga xây dựng để giảm khả năng tiếp viện cho các lực lượng Nga.

Gần một năm sau sự kiện cầu Crimea, Ukraine đã bắt đầu quay lại chiến địa ở miền nam này với loạt tập kích mới.

Từ cuối tháng 5, một hoạt động phối hợp giữa hải quân và lục quân Ukraine đã đánh trúng bến phà và ga dầu thuộc cảng Kavkaz, nằm bên phía Nga của eo biển Kerch chia tách Crimea và lãnh thổ Nga.

Ngay trước vụ Kavkaz ấy vài giờ, Ukraine cũng tấn công phía Crimea của bến phà Kerch, làm hư hại hai chiếc phà có vai trò quan trọng với Nga trong việc tiếp tế cho Crimea.

Về lý thuyết, việc Ukraine nhắm Crimea đơn giản là "đánh vào nơi Nga thấy đau", theo cách ví von của Politico.

Cũng như sự kiện tấn công cầu Crimea năm ngoái, Ukraine muốn chặn hoặc giảm khả năng tiếp viện của đất liền Nga qua Crimea. Điều này buộc Nga phải dựa vào các tuyến đường bộ và đường sắt trên lãnh thổ chiếm đóng ở Ukraine, và các xe tải, xe lửa Nga dễ rơi vào tầm bắn của Ukraine.

Nguy cơ chiến tranh lan rộng vì Crimea

Điểm khác biệt trong loạt tấn công lần này có thể là thực tế Ukraine đang sở hữu vũ khí tầm bắn xa hơn, và được "bật đèn xanh" để sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine và Mỹ phải chịu trách nhiệm cho "vụ tấn công bằng tên lửa cố ý nhắm vào thường dân". Bộ này khẳng định tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp đã được Ukraine sử dụng.

"Ukraine dùng vũ khí do phương Tây cung cấp tấn công lãnh thổ Nga" là một kịch bản nhạy cảm, có khả năng khiến xung đột Nga - Ukraine lan rộng thành chiến tranh trực diện giữa Nga với phương Tây và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Lâu nay, Mỹ và NATO thường cẩn trọng và không cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga.

Kể cả khi bắt đầu nới lỏng yêu cầu này cách đây không lâu, phương Tây vẫn lưu ý Ukraine cần sử dụng một cách hạn chế.

Nhưng mọi câu chữ liên quan tới vấn đề này đều rất mơ hồ. Rõ ràng nhất khi nói về sự "hạn chế" nêu trên là Ukraine không được nhắm vào các mục tiêu dân sự, cũng như chỉ nên tấn công các mục tiêu quân sự gần biên giới (không phải sâu vào lãnh thổ Nga).

Vừa qua, Nga có tuyên bố chi tiết rằng số người chết ở Sevastopol là do mảnh vỡ tên lửa rơi trúng. Điều này phần nào giảm áp lực xung quanh câu hỏi liệu Ukraine tấn công mục tiêu quân sự hay dân sự.

Điểm mơ hồ nhất và cũng nhạy cảm nhất là cách nhìn của các bên về "lãnh thổ Nga". Không rõ ràng như Belgorod, các mục tiêu tại Zaporizhzhia hay Crimea đều gây tranh cãi. Nga sáp nhập các khu vực này và xem đây như lãnh thổ, còn Ukraine và phương Tây lại không công nhận.

Một vấn đề khác cũng tiềm ẩn khả năng xảy ra chiến tranh diện rộng là việc có quân nhân phương Tây trực tiếp nhúng tay vào cuộc tấn công của Ukraine hay không, và can thiệp tới mức độ nào.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định các chuyên viên Mỹ đã thiết lập tọa độ bay của tên lửa Ukraine, dựa trên thông tin do thám vệ tinh của Mỹ.

Đây là cách Nga cáo buộc Mỹ trực tiếp chịu trách nhiệm cho vụ Sevastopol.

Trùm tình báo Ukraine đánh giá khả năng Nga dùng vũ khí hạt nhân nếu mất Crimea

Giám đốc Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov cho rằng sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ mang đến rủi ro chính trị cho Tổng thống Nga Putin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Ukraine Crimea Sevastopol

Tin cùng chuyên mục

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trong cuộc đua AI tốn kém, xAI của Elon Musk hứa hẹn bứt phá nhờ lợi thế lớn nhất: khối tài sản khổng lồ của tỉ phú giàu nhất thế giới.

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Các công ty dược Trung Quốc đang thách thức vị thế dẫn đầu của phương Tây trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm.

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Tổng thống Emmanuel Macron cam kết tăng thêm 7,6 tỉ USD cho quốc phòng trong 2 năm, nâng ngân sách năm 2027 lên 74,8 tỉ USD.

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal sẽ là tân Bộ trưởng Quốc phòng, thay cho ông Rustem Umerov, người có thể sẽ là đại sứ tại Mỹ.

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho Tổng thống Donald Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Tuy nhiên đây là một quyết định đầy chia rẽ trong tòa.

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

'Nếu muốn thỏa thuận hòa bình, ông Trump nên rắn với ông Zelensky chứ không phải Nga'

Nghị sĩ cấp cao Nga Leonid Slutsky cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump cần nhắm thẳng vào chính quyền Ukraine nếu thực sự muốn chấm dứt xung đột.

'Nếu muốn thỏa thuận hòa bình, ông Trump nên rắn với ông Zelensky chứ không phải Nga'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar