TTCT - Tất cả đều do sự tò mò. Tôi không biết vì sao giới trẻ giờ đây ưa dùng loại máy ảnh cầm lên là chụp (point-and-shoot) cả chục năm tuổi thay chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Tất cả đều do sự tò mò. Tôi không biết vì sao giới trẻ giờ đây ưa dùng loại máy ảnh cầm lên là chụp (point-and-shoot) cả chục năm tuổi thay chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Nỗi hoài cổ nhanh chóng biến thành đam mê, tôi mua và đổi máy ảnh, từ máy compact sang máy ống kính rời, từ DSLR (gương lật) sang mirrorless (không gương lật), từ cảm biến crop (nhỏ) sang cảm biến full frame (lớn) và loay hoay học nhập môn nhiếp ảnh.Và thế là, bỗng nhiên tôi nhận ra cuộc đời chung quanh mình đẹp hẳn ra: màu sắc rực rỡ, mọi chuyển động nhịp nhàng, gương mặt người sắc nét hơn, nhiều biểu cảm hơn…Khi học chụp ảnh, các tài liệu các ông thầy trên Internet nói nhiều về khẩu độ, tốc độ hay ISO nhưng dù trên tay không cầm máy ảnh, không nhớ gì về lý thuyết vừa học, tôi vẫn nhìn đường phố khác trước, như thể đang ngắm phố phường qua khung viewfinder. Dòng xe phóng vút qua thành một vệt sáng như thể đang chụp với tốc độ màn trập hạ thấp. Khung cảnh phố nhộn nhịp, sôi động nhưng mắt tôi dừng lại như thể zoom cận cảnh vào một ông chú đứng tuổi ngồi bên cạnh máy bơm xe, chờ khách. Nhìn những người chơi đá cầu trong công viên - một cảnh thường thấy - mắt tôi theo quả cầu, muốn bắt được khoảnh khắc nó chạm chân một anh đá vung lên. Có lẽ nếu chưa học chụp ảnh, tôi sẽ không nhìn cuộc sống chung quanh như thế.Học chụp ảnh giúp tôi quý hơn đôi mắt của mình - một tác phẩm tinh xảo của tạo hóa. Trời nắng, đứng trong bóng râm nhìn vào tòa nhà chan hòa ánh nắng, mắt ta vẫn phân biệt được dải sáng từ lề đường trong bóng râm ra tận bức tường nắng chói của tòa nhà. Nhưng loại máy tốt nhất cũng không thể nào thể hiện dải sáng đó, bức ảnh ra đời rất có thể một bên tối sầm, một bên cháy sáng. Người học chụp ảnh có thể phải loay hoay khổ sở với dynamic range trong khi người bình thường thong thả thưởng lãm phong cảnh bằng dynamic range siêu rộng của chính đôi mắt họ.Học chụp ảnh, tôi mới biết máy càng đắt tiền càng phản ánh đúng thực tế, không như điện thoại di động chụp gì cũng đẹp, cũng sáng rõ, sắc nét nhưng toàn do máy giả lập. Cho nên, nay đi trên đường phố, tôi ngắm rất nhiều nhân vật tình cờ gặp để tưởng tượng họ lên khung hình của mình sẽ như thế nào. Từ đó, mới thấy cái đẹp của một chiếc xe ba gác chở đầy rau củ đủ màu sắc, người bán đội chiếc mũ quay vành ra sau. Một chị quét rác dưới ngọn đèn đường vàng ấm. Một chú xe ôm ngồi chờ khách, mắt nhìn xa xăm. Một bông hoa lẻ loi vươn từ một sân vườn ra hè phố… Ngay cả vạch sơn trắng trên đường nhìn cũng hiện lên tương phản sắc nét hơn với nền đường nhựa đen bóng. Tất cả đều là những cảnh sắc trước đây tôi ngang qua mà không một mảy may để ý.Nhờ học chụp ảnh, tôi mới hiểu vì sao mình ghét những hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, bởi chúng vừa giả, vừa vô hồn, cố bắt chước màu sặc sỡ biến hóa của cuộc đời thật. Có lẽ không bao giờ hình AI đạt đến mức như hình thật, nếu nhìn ở góc độ một người xem lật giở một album phong cảnh chụp bằng máy ảnh. Thay vì say mê ngồi chế hình ảnh AI, sao không ra đường nhìn ngắm dòng chảy của đời sống thực đang trôi quanh đa dạng nhường kia?Cũng nhờ học chụp ảnh, giờ tôi xem phim khác trước. Tôi như bị cuốn hút vào từng khung hình, từng cú lia máy, từng khoảnh khắc người quay phim lấy nét ở nhân vật này, mờ nhân vật kia rồi chuyển sang nhân vật kia rõ nét hẳn. Trước đây tôi không hề để ý điều này, giờ mới thấy mắt chúng ta chạy theo chủ đích của đạo diễn. Với từng khung hình, người quay phim phải đưa ra vô vàn quyết định, khi thì zoom cận cảnh vào nhân vật, bối cảnh làm mờ đi (kiểu giới chụp ảnh gọi là xóa phông), khi thì zoom ra toàn cảnh, toàn bộ khung hình đều sắc nét. Đôi lúc chỉ biết xuýt xoa thán phục vì sao cảnh ban đêm mà họ quay giỏi thế. Đó mới chỉ là nói chuyện quay đối thoại bình thường, chưa hề nói đến các kỹ thuật hay kỹ xảo. Và tôi hiểu vì sao phần ghi nhận sau phim thường ghi "Giám đốc hình ảnh" chứ không phải chỉ đơn giản là "Quay phim".Nay tôi có thể hiểu được vì sao có những người sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu để sắm dàn máy khủng chuyên chụp chim chóc. Một chiếc máy ảnh rẻ tiền để trong túi cũng giúp mắt tôi nhìn cuộc đời khác hẳn, đầy chi tiết, đầy sáng tối tương phản; huống gì những chiếc máy ảnh giúp ta nhìn thấy những giây phút mà mắt thường hay bỏ qua hoặc không thể nhận biết kịp. Cái thế giới quanh ta kỳ diệu lắm, ngay cả những kiến trúc quen thuộc, nhìn qua ống kính vẫn tạo ra ấn tượng mới. Với tôi học chụp ảnh là học cách nhìn đời. Tags: Học chụp ảnhNhiếp ảnhChụp ảnhVăn hóa
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh NAM TRẦN 12/05/2025 Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.
Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp THÀNH CHUNG 12/05/2025 Theo hướng dẫn, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2 THÂN HOÀNG 12/05/2025 Năm 2020, chủ tịch Tập đoàn Thuận An gặp giám đốc Ban quản lý dự án Hà Nội trong bữa ăn sáng tại nhà bí thư thành ủy, sau đó được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.
Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An AN VI 12/05/2025 'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.