19/03/2025 10:07 GMT+7

Vì sao thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine bắt đầu với cơ sở hạ tầng năng lượng?

Việc ngừng bắn vào cơ sở hạ tầng năng lượng đồng nghĩa Nga vẫn có thể tiếp tục tiến hành cuộc tấn công vào các thành phố, cảng biển... của Ukraine trong lúc hai bên nỗ lực giành thế thượng phong.

Vì sao thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine bắt đầu với cơ sở hạ tầng năng lượng? - Ảnh 1.

Lính Nga đi dọc theo một con phố đổ nát ở khu định cư Malaya Loknya, nơi các lực lượng vũ trang Nga đã chiếm lại gần đây tại vùng Kursk, Nga. Ảnh chụp video công bố ngày 13-3-2025 - Ảnh: REUTERS/Bộ Quốc phòng Nga

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn hạn chế, theo đó sẽ tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, miễn là Ukraine cũng làm như vậy.

Bước đầu tiên hướng tới hòa bình

Ông Trump đề xuất Nga và Ukraine đều tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày. Ông Putin ủng hộ ý tưởng này, ngay lập tức đã ra lệnh cho quân đội Nga.

"Các nhà lãnh đạo đã nhất trí con đường hướng tới hòa bình sẽ bắt đầu bằng lệnh ngừng bắn cơ sở hạ tầng năng lượng, cũng như các cuộc đàm phán kỹ thuật về việc thực hiện lệnh ngừng bắn trên biển ở Biển Đen, lệnh ngừng bắn hoàn toàn và hòa bình vĩnh viễn. Các cuộc đàm phán này sẽ bắt đầu ngay lập tức ở Trung Đông" - Nhà Trắng cho biết.

Phát biểu trước báo giới ngày 18-3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng đồng ý tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày.

Nếu các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của cả hai bên thực sự dừng lại, thì đây sẽ là lần đầu tiên hai bên đồng ý dừng một số cuộc tấn công trong cuộc chiến kéo dài 3 năm qua. Nhà Trắng mô tả đây là bước đầu tiên hướng tới hòa bình.

Câu giờ?

Điều đáng nói là vào lúc này nhà lãnh đạo Nga không chịu ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày như các quan chức Mỹ và Ukraine đã đề xuất.

Việc ngừng bắn vào cơ sở hạ tầng năng lượng đồng nghĩa các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố, cảng biển... của Ukraine vẫn sẽ tiếp tục trong lúc hai bên nỗ lực giành lãnh thổ và giành thế thượng phong trong các cuộc đàm phán.

Theo báo New York Times, một số quan chức trong chính quyền ông Trump cho rằng ông Putin dường như đang trì hoãn. Việc đồng ý ngừng bắn như vậy chỉ đủ để cho thấy rằng Nga đang tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, trong lúc vẫn tận dụng lợi thế của mình trên chiến trường.

Ngoài ra, việc áp dụng lệnh ngừng bắn đối với các mục tiêu năng lượng không chỉ có lợi cho Ukraine - quốc gia đã hứng chịu các cuộc tấn công liên tiếp của Nga vào lưới điện - mà còn mang đến sự nhẹ nhõm cho Điện Kremlin.

Bởi vì thời gian qua Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu khí sâu trong lòng nước Nga, gây nguy hiểm cho nguồn thu nhập quan trọng nhất của Matxcơva.

Hãng tin Reuters nhận định hiện nay Tổng thống Trump vẫn chưa đạt được điều mình muốn. Ukraine - quốc gia mà ông Trump trước đây mô tả là khó làm việc hơn Nga - đã đồng ý với đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Còn Nga thì không.

"Cuộc điện đàm này làm sáng tỏ Nga sẽ là một đối tác đàm phán khó khăn như thế nào" - bà Kristine Berzina, giám đốc điều hành tại tổ chức nghiên cứu German Marshall Fund, bình luận. Bà gọi lệnh ngừng bắn hạn chế như trên là "một bước tiến rất nhỏ".

Có một chi tiết đáng chú ý là: Trong một tuyên bố của Nhà Trắng và một bài đăng riêng của ông Trump trên nền tảng Truth Social, Washington cho biết ông Putin đã đồng ý ngừng các cuộc tấn công vào "năng lượng và cơ sở hạ tầng" (energy and infrastructure).

Nhưng trong tuyên bố của Điện Kremlin, phía Nga dùng từ "cơ sở hạ tầng năng lượng" (energy infrastructure).

Hiện chưa rõ lệnh tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, nếu có hiệu lực, sẽ được thực thi như thế nào.

5 nội dung chính rút ra từ cuộc điện đàm Trump - Putin

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã nhất trí ngừng bắn trong 30 ngày đối với cơ sở hạ tầng năng lượng trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng không đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar