11/07/2023 15:13 GMT+7

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ, nước 'thân Nga' nhất nhì NATO, ủng hộ Ukraine?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, nước “thân Nga” nhất nhì NATO, trở thành tâm điểm tại cuộc họp NATO với việc ủng hộ Ukraine và đàm phán với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istanbul ngày 8-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istanbul ngày 8-7 - Ảnh: REUTERS

Ngay trước cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Vilnius (Lithuania), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo một tin tức "lịch sử"

"Tôi xin vui mừng thông báo… rằng Tổng thống Erdogan đã đồng ý gửi đơn gia nhập (NATO) của Thụy Điển lên Quốc hội sớm nhất có thể, đồng thời phối hợp sâu sát với Quốc hội để đảm bảo việc phê chuẩn".

Thổ Nhĩ Kỳ gặp Ukraine, đàm phán với Mỹ

Việc NATO kết nạp thêm thành viên sẽ khiến Nga không hài lòng. Matxcơva luôn xem sự mở rộng của NATO về phía đông là diễn biến nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Xét mặt này, các động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không thể khoanh tay đứng nhìn.

Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Istanbul. Ông Erdogan khẳng định Ukraine "xứng đáng là thành viên NATO".

Thượng nghị sĩ Nga Viktor Bondarev mô tả Thổ Nhĩ Kỳ "đâm sau lưng" Nga với việc gặp ông Zelensky, phát biểu tích cực về việc Ukraine gia nhập NATO, cũng như thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine.

Trong một động tác khác có thể khiến Nga "ngứa mắt", Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ.

Tối 10-7 (giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Lloyd Austin đã thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc ủng hộ quá trình hiện đại hóa quân sự của Ankara. Từ tháng 10-2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị mua máy bay F-16 của Mỹ trong gói tài chính 20 tỉ USD.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (bìa trái) bắt tay với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson (bìa phải), với sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước thềm thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania ngày 10-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (bìa trái) bắt tay với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson (bìa phải), với sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước thềm thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania ngày 10-7 - Ảnh: REUTERS

Trò chơi cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ

Vũ khí là một trong những điểm nóng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO nhiều năm qua.

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Việc này khiến Mỹ quyết định không bán tiêm kích F-35 cho Ankara. NATO cho rằng S-400 không tương thích với các hoạt động quân sự của tổ chức này, ngược lại còn có khả năng làm lộ thông tin nhạy cảm cho Nga.

Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ gửi S-400 cho Ukraine, nhưng Ankara đã từ chối. "Mỹ yêu cầu chúng tôi gửi S-400 cho Ukraine, và chúng tôi nói không", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.

Theo các nhà phân tích từ Thổ Nhĩ Kỳ, dù hầu như không dùng tới S-400, ông Erdogan vẫn rất khó từ bỏ món vũ khí mang tính biểu tượng này. Đây là một trong những hợp đồng thể hiện sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ trước Mỹ, đại diện cho ý kiến của một nhóm chính trị gia không thân Mỹ mà ông Erdogan rất cần nhằm củng cố vị thế trong nước.

Nói cách khác, một lá phiếu thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO, một vài động tác thân thiện với Ukraine là đủ để ông Erdogan thúc đẩy kế hoạch F-16.

Ngoài ra, lá phiếu Thụy Điển cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ có cơ sở đem về một lợi ích khác: gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Một số ý kiến từ phương Tây cho rằng ông Erdogan vẫn tiếp tục chiến lược thực dụng, tranh thủ lợi thế ngoại giao nhờ vị thế của mình.

Hôm 10-7, ông Erdogan chơi bài ngửa khi nói việc gia nhập NATO của Thụy Điển nên được liên kết với tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ ở EU. Ông nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đã "đợi trước cổng EU suốt 50 năm qua", và nói: "Đầu tiên, hãy nêu rõ cách Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, sau đó hãy làm rõ cách thức dành cho Thụy Điển, cũng như khi chúng ta mở lối cho Phần Lan vậy".

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là chi tiết khiến mối quan hệ giữa nước này với Ukraine, Nga và phương Tây càng khó đoán.

Việc ông có "đâm sau lưng" Nga hay không sẽ có cơ hội được làm rõ trong tháng 8 tới, khi ông Erdogan dự kiến đón Tổng thống Nga Vladimir Putin.

NATO tranh luận từ ngữ liên quan việc kết nạp Ukraine

Tại hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 11 và 12-7, các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần vượt qua sự khác biệt về vấn đề Ukraine gia nhập khối liên minh quân sự này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar