29/05/2023 11:10 GMT+7

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thập kỷ cầm quyền thứ ba

Với đa số phiếu đã kiểm, ông Tayyip Erdogan đã vượt qua đối thủ Kemal Kilicdaroglu trong vòng bỏ phiếu thứ hai, tái đắc cử tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thập kỷ cầm quyền thứ ba - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Racep Tayyip Erdogan tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 - Ảnh: REUTERS

Hứa giảm siêu lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hội đồng bầu cử tối cao, với gần như toàn bộ số phiếu đã được kiểm, ngay cả khi không cần đếm thêm, ông Erdogan chắc thắng cuộc bầu cử ngày 28-5 ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nhận được 52,14% phiếu bầu trong vòng bầu cử thứ hai hôm 28-5. Đối thủ Kemal Kilicdaroglu của ông giành được 47,86% phiếu.

Theo Đài Aljazeera, kết quả chính thức của cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ được xác nhận trong những ngày tới.

Trước đó, ở vòng bỏ phiếu đầu tiên ngày 14-5, ông Erdogan đánh bại đối thủ Kemal Kilicdaroglu với khoảng cách an toàn.

Tối 28-5, trong phát biểu mừng chiến thắng, ông Erdogan khẳng định sẽ xứng đáng với lòng tin của cử tri như đã thể hiện trong 21 năm qua.

Ông cho biết vấn đề cấp bách nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ hiện phải đối mặt là lạm phát, nhưng đây không phải là vấn đề khó giải quyết.

"Vấn đề cấp bách nhất… là loại bỏ các vấn đề phát sinh từ việc tăng giá do lạm phát gây ra và bù đắp cho những thiệt hại về phúc lợi", ông nói.

Ông cam kết tiếp tục các chính sách kinh tế của mình, gồm giữ lãi suất thấp bất chấp siêu lạm phát và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Ông đặt mục tiêu kéo mức lạm phát xuống 20% trong năm 2023 và dưới 10% vào năm 2024 nhưng vẫn tiếp tục giảm lãi suất.

Trái với cách hành xử của nhiều nhà kinh tế, ông nói: "Tôi có một luận điểm rằng lãi suất và lạm phát tỉ lệ thuận với nhau. Càng giảm lãi suất, tỉ lệ lạm phát càng thấp. Lý thuyết của tôi là lãi suất là nguyên nhân, lạm phát là hậu quả".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thập kỷ cầm quyền thứ ba - Ảnh 2.

Người ủng hộ ông Racep Tayyip Erdogan vui mừng khi ông có số phiếu nhiều hơn đối thủ ngày 28-5 - Ảnh: REUTERS

Dữ liệu chính thức cho thấy lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 50,5% trong tháng 3-2023, giảm từ mức 85,6% hồi tháng 10-2022. Đồng tiền lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất khoảng 77% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua.

Ông cũng khẳng định khắc phục hậu quả của trận động đất hồi tháng 2 và tái thiết các thành phố và thị trấn bị phá hủy sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên của ông.

Những trọng tâm chính sách của ông Erdogan

Về đối ngoại, ông sẽ tiếp tục trấn áp các nhóm "khủng bố" và ưu tiên các vấn đề an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Erdogan nhiều lần khẳng định chính phủ của ông sẽ đè bẹp khủng bố.

"Cuộc chiến của chúng tôi chống lại tất cả các mạng lưới xấu xa, bao gồm cả tổ chức khủng bố ly khai Đảng Công nhân Kurd (PKK) và các phần mở rộng của nó sẽ tiếp tục với quyết tâm cao", ông nói.

Về vấn đề người tị nạn, ông Erdogan hứa sẽ đưa khoảng 1 triệu người tị nạn Syria trở về quê hương sau khi thực hiện các dự án nhà ở tại miền bắc Syria.

Ông cũng cho biết việc cải thiện đối thoại giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các nỗ lực hòa giải của Nga sẽ giúp tăng số lượng người tị nạn hồi hương "tự nguyện".

Sự nghiệp chính trị của ông Erdogan

Ông Erdogan từng là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 đến năm 2014 và tổng thống từ năm 2014 trở đi. Cuộc bỏ phiếu ngày 28-5 khẳng định vị trí vững chắc của ông Erdogan trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài đến năm 2028.

Ông bắt đầu nổi tiếng với tư cách là thị trưởng của Istanbul vào những năm 1990, và được tôn vinh trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới vì đã biến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thành một cường quốc thị trường mới nổi.

Chiến thắng của ông được dự báo trước, nhưng cũng thể hiện sự ở quốc gia nơi ông đã ngồi ghế quyền lực được 21 năm.

Bên cạnh sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc, nhiều tiếng nói quốc tế và trong nước cảnh báo rằng nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời của ông Erdogan có vẻ kém dân chủ hơn.

Trong nhiệm kỳ của ông, thường xuyên có các vụ bắt giữ các nhà báo, buộc đóng cửa nhiều cơ quan truyền thông độc lập, đàn áp các phong trào phản kháng trong quá khứ.

Cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp năm 2017 đã mở rộng đáng kể quyền lực của Tổng thống Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ những lời chỉ trích.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan: Cảm ơn Việt Nam!

Ngày 20-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đến thăm hai tỉnh Hatay và Kahramanmaras để đánh giá thiệt hại cũng như các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ thảm họa động đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar