22/11/2017 11:21 GMT+7

Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh 'Cá sấu'?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Trong lúc Zimbabwe ăn mừng sự ra đi của nhà độc tài Robert Mugabe, nhiều người tỉnh táo tỏ ra bi quan vì lo sợ vị lãnh đạo kế tiếp tàn ác chẳng kém con cá sấu chờ mồi!

Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh Cá sấu? - Ảnh 1.

Ông Emmerson Mnangagwa trong một lần ngồi nghe Tổng thống Robert Mugabe đọc diễn văn trước Quốc hội vào năm 2015 - Ảnh: REUTERS

Nỗi lo mới của Zimbabwe tên là Emmerson Mnangagwa - vị phó tổng thống bị ông Robert Mugabe phế truất đầu tháng này và dự kiến sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào thứ Năm (23-11), theo thông tin từ đảng cầm quyền ZANU-PF.

Vấn đề nằm ở chỗ ông Mnangagwa không phải là "luồng gió mới" mà đất nước Zimbabwe đang cần. Cả sự nghiệp chính trị của ông này hoàn toàn gắn với nhà độc tài 93 tuổi Mugabe. 

Thầy nào trò nấy, Mnangagwa được cho là đã dòm ngó chiếc ghế Tổng thống và tìm cách lật đổ Mugabe được một thời gian. Đài CNN của Mỹ dẫn một số nguồn tin bên trong nói ông phó này chỉ là công cụ cho vụ đảo chính của quân đội mới đây.

Từ độc tài đến độc tài

Đây không phải là lần đầu tiên Emmerson Mnangagwa nghấp nghé chiếc ghế lãnh đạo Zimababwe. Theo một điện tín ngoại giao bị rò rỉ của Mỹ năm 2000, Mnangagwa được đánh giá là người kế vị tiềm năng do giữ vai trò chủ chốt trong nhóm cầm quyền của Robert Mugabe.

Tin tình báo của Mỹ mô tả Mnangagwa như một chính trị gia lão luyện, người đã lướt mọi con sóng trên chính trường Zimbabwe, luồn lách qua nhiều giai đoạn ở các vị trí cả trong lẫn ngoài vòng tròn thân tín của Tổng thống Mugabe.

Quá khứ của Mnangagwa là điều đáng chú ý, chỉ có một từ dùng để mô tả: "đen tối". 

Cuối năm 2000, ông Earl Irving - nhà ngoại giao Mỹ ở thủ đô Harare, gửi đi một điện tín nhận xét Mnangagwa "bị cả đất nước Zimbabwe ghê sợ và khinh bỉ", cảnh báo rằng nhân vật này có thể trở thành một nhà lãnh đạo "đàn áp hơn cả Mugabe" nếu lên nắm quyền.

Mnangagwa bị ghê sợ do vai trò "đao phủ" của ông này dưới quyền Mugabe. Là người đứng đầu cơ quan cảnh sát mật Zimbabwe (CIO), Mnangagwa được cho là dính líu đến vụ thảm sát tộc người Ndebele ở Matabeleland, tây nam Zimbabwe trong hai năm 1983-1984. Đây là khu vực trung tâm của phe đối lập chống đối Mugabe. 

Hiệp hội Các nhà nghiên cứu diệt chủng quốc tế (IAGS) ước tính ít nhất 20.000 thường dân đã bị giết bởi CIO và quân đội Zimababwe. "Hầu hết nạn nhân bị tử hình công khai. Họ bị ép tự đào huyệt cho mình ngay trước mặt gia đình và dân làng" - IAGS viết trong báo cáo năm 2011.

Mnangagwa có lẽ là người duy nhất ở Zimbabwe có khả năng gây kinh hoàng nhiều hơn Mugabe"

Bà Kate Hoey - nghị sĩ Đảng Lao động Anh

Tuần trước, trình bày trong buổi tranh luận trước Quốc hội Anh, nghị sĩ Đảng Lao động Anh Kate Hoey - người đã dành nhiều năm lên án sự áp bức của chế độ Mugabe, mô tả Mnangagwa "có lẽ là người duy nhất ở Zimbabwe có khả năng gây kinh hoàng nhiều hơn Mugabe". 

Cuối buổi tranh luận, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson kêu gọi Zimababwe tổ chức bầu cử để chọn ra nhà lãnh đạo mới. 

"Không ai muốn nhìn thấy quyền lực chuyển giao từ một nhà độc tài này sang nhà độc tài khác. Chúng tôi muốn thấy cuộc bầu cử tự do và công bằng trong năm tới, và đó là điều chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy" - ông Johnson nhấn mạnh.

Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh Cá sấu? - Ảnh 3.

Ông Emmerson Mnangagwa (phải) và cựu Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe - hai kỳ phùng địch thủ tranh chiếc ghế lãnh đạo Zimbabwe - Ảnh: REUTERS

Thời cơ

Nhờ kỹ năng sống sót và tuổi thọ chính trị đáng nể, Mnangagwa còn được mệnh danh là "Cá sấu" trên chính trường Zimbabwe. Trong nhiều năm, người ta nói ông này chỉ nằm yên chờ thời, sẵn sàng lên thay thế Mugabe khi nhà lãnh đạo này về hưu hoặc về thế giới bên kia.

Do có công lớn trong cuộc cách mạng trước đây, cộng với sự ủng hộ trong tầng lớp tinh hoa Zimbabwe - đặc biệt giới an ninh và quân đội - Mnangagwa trở thành lựa chọn duy nhất và khó tranh cãi một khi Robert Mugabe ra đi.

Và thời cơ đến với ông này cách đây 2 tuần, và có lẽ theo một cách hơi khác thường. Mnangagwa bỗng nhiên bị Mugabe phế truất và người đứng đằng sau được cho là đệ nhất phu nhân Grace Mugabe. 

"Lần lượt từng người một, các Phó tổng thống và những người xung quanh bị Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe loại bỏ. Không ai biết là do bà ấy hay ông Mugabe muốn một lựa chọn kế vị an toàn hơn. Dù sao thì đó vẫn là một động thái không được lòng nhiều người" - ông Geoff Hill, tác giả quyển sách "Chuyện gì xảy ra sau Mugabe", nhận xét.

Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh Cá sấu? - Ảnh 4.

Phó tổng thống Mnangagwa (trái) vui vẻ chúc mừng sinh nhật 93 tuổi của nhà lãnh đạo Mugabe hồi tháng 2-2017 - Ảnh: REUTERS

Vài ngày sau khi các tướng lĩnh quân đội lên tiếng chỉ trích Grace Mugabe thâu tóm quyền lực, họ đã thành công trong việc loại bỏ cả hai vợ chồng Tổng thống.

Hiện vẫn chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau động thái từ chức của ông Mugabe ngày 21-11, tuy nhiên có một điều gần như chắc chắn: Sau ba thập kỷ chờ đợi, "con cá sấu" Mnangagwa đã sẵn sàng cho chiếc ghế hằng mơ ước.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar