05/06/2022 15:40 GMT+7

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà?

QUANG THẾ - PHẠM TUẤN
QUANG THẾ - PHẠM TUẤN

TTO - ‘Ngập đã 10 ngày rồi mà nước vẫn chưa rút hết. Tình trạng này diễn ra từ năm 2011 đến nay, chúng tôi khổ quá. Người dân vô cùng bức xúc, đã kiến nghị, gửi đơn đến nhiều cấp nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp để khắc phục'.

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 1.

Dù nước đã rút một phần nhưng nhiều ngõ, trong khu dân cư ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn ngập sâu - Ảnh: QUANG THẾ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Đỗ Thị Phượng (tổ 12, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết thông tin trên.

"Sống ở thủ đô mà chẳng khác gì làng chài ven sông"

Trưa 5-6, ghi nhận tại khu vực phường Tứ Liên cho thấy dù nước đã rút bớt nhưng vẫn còn nhiều điểm ngập cao quá đầu gối. Nước ngập lâu ngày đã ngả màu đen kịt, đầy rong rêu, nồng mùi hôi thối.

Ông Đỗ Văn Yến (64 tuổi, phường Tứ Liên) bức xúc: "Một, hai hôm nữa nước tiếp tục đóng váng, bốc mùi hôi thối không thể chịu được. Chúng tôi là người sinh ra, lớn lên ở làng Tứ Liên, chứng kiến 11 năm nay mưa lớn là ngập. Người dân gửi đơn thư đến nhiều cấp nhưng vẫn không thấy xử lý. Sau khi nước rút hết là ổ ruồi, muỗi...".

Theo ông Yến, nguyên nhân dẫn đến ngập úng diện rộng là do lòng hồ Tứ Liên nhiều năm chưa được cải tạo, khiến nước không thể tiêu thoát. Ngoài ra, trên địa bàn xuất hiện nhiều dự án bất động sản làm nước hồ Tứ Liên không thể thoát ra hồ Tây.

Bà Đinh Thị Liên (65 tuổi, phường Tứ Liên) cho biết trong suốt 11 năm qua, cứ mưa lớn là gia đình bà phải be bờ trước cửa nhà ngăn nước ngập. "Có mưa lớn lại ngập thế này khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Như trận mưa cuối tháng 5 vừa rồi, ngập sâu không thể ra ngoài mua đồ ăn. Sống giữa thủ đô mà chẳng khác gì làng chài ven sông", bà Liên nói.

Cũng theo bà, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập nặng là do hồ Tứ Liên không được cải tạo thường xuyên, khiến cứ sau mỗi trận mưa nước lại dâng vào khu dân cư.

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 2.

Trước cổng nhà sinh hoạt số 4 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ - Ảnh: QUANG THẾ

Khổ nhất là trẻ em, người già

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đình Khuyến - chủ tịch UBND quận Tây Hồ - cho biết tình trạng cứ mưa lớn là lại ngập úng tại khu vực này đã xảy ra từ lâu. Theo ông, cách đây mấy năm, Hà Nội chấp thuận cho một công ty hỗ trợ giải pháp nạo vét hồ Tứ Liên. Nhưng sau đó công ty này không thực hiện như cam kết và không có động thái nạo vét lòng hồ.

"Hiện chúng tôi đã xin kinh phí bằng ngân sách quận để thực hiện các biện pháp chống ngập tại đây, không trông chờ vào công ty này nữa. Khoảng quý 3-2022, chúng tôi sẽ khởi công dự án nạo vét hồ Tứ Liên. Đây là giải pháp lâu dài và khi hoàn tất chắc chắn sẽ giải quyết được tình trạng ngập úng", ông Khuyến khẳng định.

Theo ông Khuyến, do hồ Tứ Liên bị ách tắc không có đường thoát, khi trời mưa, nước sẽ dâng lên cao tràn vào khu dân cư. Sắp tới sẽ làm cống thoát nước để dẫn từ hồ Tứ Liên chảy sang hồ Tây.

Về các giải pháp chống ngập trước mắt, quận Tây Hồ đang bố trí các máy bơm công suất lớn tại hồ Tứ Liên để tiêu thoát nước. Khi nước rút, ngành y tế quận Tây Hồ cũng sẽ vào cuộc để xử lý môi trường sống tại khu dân cư này. "Sang tuần chúng tôi sẽ cho y tế sát trùng, khử khuẩn nhằm đảm bảo môi trường sống cho người dân...", chủ tịch UBND quận Tây Hồ nói.

Trong lúc chờ chính quyền địa phương tìm cách chống ngập úng, hơn 100 hộ dân cực chẳng đã vẫn phải sống chung với ngập lụt dù ở thủ đô.

"Mỗi lần bị ngập khổ nhất là trẻ em, người già, muốn ra ngoài phải có sự hỗ trợ của người thân. Người dân mong chính quyền địa phương sớm nạo vét lòng hồ Tứ Liên, đồng thời nhanh chóng đầu tư hệ thống thoát nước ở khu vực này, bởi chúng tôi đã chờ đợi mòn mỏi trong suốt 11 năm qua", ông Ngô Sỹ Hùng (phường Tứ Liên) nói.

Dưới đây là hình ảnh phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận trưa 5-6:

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 3.

Ông Hùng dùng thuyền đưa con gái đến trường - Ảnh: Q.THẾ

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 4.

Nhà sinh hoạt cụm dân cư số 4 vẫn chìm trong nước - Ảnh: Q.THẾ

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 5.

Bà Liên dùng thùng sơn chống ngập trong phòng ngủ - Ảnh: Q.THẾ

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 6.

Ngập sâu, nước rút chậm khiến các hộ gia đình phải bắc cầu tạm - Ảnh: PHẠM TUẤN

Vì sao sau 10 ngày mưa lớn, người dân quận Tây Hồ vẫn phải đi thuyền về nhà? - Ảnh 7.

Dòng nước đen đặc, bốc mùi hôi thối trước cửa một nhà dân ở phường Tứ Liên - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trận mưa lịch sử nhưng trạm bơm 4.700 tỉ ‘không hoạt động hết công suất’, vì sao?

TTO - Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết nếu trạm bơm tiêu Yên Nghĩa hoạt động hết công suất thì sẽ chống ngập, úng nhiều quận, huyện phía tây nam TP. Vì sao ngày Hà Nội mưa lịch sử nhưng trạm bơm này lại ‘không hoạt động hết công suất’?

QUANG THẾ - PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tại quê nhà Phổ Khánh, người dân và các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút hoàn thành khâu chuẩn bị để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ

Nhiều đại biểu đồng tình việc tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT nhưng kiến nghị cần đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa các bên.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar