28/04/2018 11:24 GMT+7

Vì sao phụ nữ thời nay muộn chồng?

MINH HÀ
MINH HÀ

TTO - Ngày càng nhiều phụ nữ đẹp, thông minh, thành đạt, có mọi thứ nhưng lại không muốn lấy chồng... Họ không ế nhưng tại sao?

Vì sao phụ nữ thời nay muộn chồng? - Ảnh 1.

Vui tươi, trẻ trung, xinh đẹp và thành đạt là những người phụ nữ của hôm nay - Ảnh: T.T.D.

Nhiều cô gái ở độ tuổi gần 30, có người lên đến 40 tuổi vẫn chưa lấy chồng, không như phụ nữ ngày xưa.

Vừa đẹp vừa giỏi, không lo ế?

Chị bạn thân của tôi 44 tuổi, đẹp, cao 1,68m, chăm bơi lội, khéo ứng xử, từng làm quản lý ở một doanh nghiệp lớn, có nhà riêng, tài khoản ngân hàng tồn quỹ nhiều chữ số. Gì chị cũng có, cũng thành công, nhưng chị vẫn chưa chồng. 

Có lần chị nói rất mạnh rằng chị muốn tập hợp những phụ nữ giống mình, để nói với các chị em cách làm một phụ nữ độc thân hạnh phúc như chị, theo chị, cuộc sống độc thân luôn vui và hạnh phúc.

Thử lý giải vì sao chị đẹp, giàu, giỏi mà lại chưa chồng? Chị kể lúc trẻ chị từng có một mối tình đẹp với một người hoàn hảo, nhưng mối tình tan vỡ và từ đó đến nay chị chưa thấy một người nào xứng đáng để mình "nâng khăn sửa túi". Năm nào chị cũng có mối, gật đầu là lên xe hoa luôn, nhưng chị cứ chưa ưng, chưa hợp, người nào cũng có chút khiếm khuyết.

Đây không phải là trường hợp hiếm hoi trong số các chị em muộn lấy chồng. Rất nhiều chị em chưa chồng hội đủ các yếu tố xinh, thậm chí thừa các tiêu chí để làm vợ, làm mẹ, làm nữ chủ nhân tuyệt vời của gia đình, nhưng họ cứ lần lữa không muốn lấy chồng...

Chuyện muộn chồng với cá nhân họ không có gì bất tiện. Theo các chị này thì chỉ... khó chịu một chút là cha mẹ giục giã, lối xóm và họ hàng hay hỏi thăm.

Phụ nữ đã tiến xa hơn

Khi khuyên giải các con gái, cháu gái chưa lấy chồng hoặc đang trục trặc với người yêu, các bà, mẹ, chị gái hay khuyên con em mình là có hai nhóm đàn ông dễ gặp, các con cân nhắc.

Nhóm đàn ông thứ nhất thông minh, giỏi, kiếm nhiều tiền thì... dễ có bồ, lấy được những người đàn ông như thế thì chị em dễ phải chịu cảnh chồng chung. 

Nhóm hay gặp thứ 2 là những chàng trai hiền lành, chân chất hạt bột, nguy cơ chồng chung thì ít nhưng chị em dễ phải "đứng mũi chịu sào" trong công việc gia đình. Vì thế khi gia đình hay tình yêu trục trặc, gia đình luôn khuyên con gái, chị em gái trong nhà là nín nhịn cho lành.

Cũng có một điều các gia đình hay khuyên con em của họ là nam giới hay thích các cô gái ngây thơ, chịu dựa dẫm vào nam giới chứ đừng tỏ ra khôn hơn, giỏi hơn. 

Khổ nỗi ngày nay nam và nữ đều được học hành tử tế, tỉ lệ nữ giới đi làm ở VN chỉ thấp hơn nam giới chút đỉnh, nguyên tắc bình đẳng lại được đề cao.

Tổng giám đốc, giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, luật sư và cả trong bốn tỉ phú USD được công nhận ở VN có một phụ nữ, thậm chí phụ nữ đã làm được cả cơ trưởng tức là nam giới làm được điều gì thì giờ đây phụ nữ cũng làm được. 

Vậy mà lề thói, suy nghĩ chung của xã hội vẫn muốn họ giả khờ "không biết gì" để lấy được chồng?

Các chị em thông minh không muốn giả vờ dựa dẫm vào đàn ông để lấy họ làm chồng, và xã hội lại kháo nhau rằng họ "ế vì cao không tới, thấp không thông, không ai dám lấy"!

Trong khi đó, nhiều bạn nam cũng thừa nhận rằng ở với một người vợ thông minh và hiểu biết sẽ thích hơn nhiều nếu phải ở với một người vợ ngây ngô, khờ khạo chỉ biết dựa vào chồng.

Tại em hay tại anh?

Một em gái tôi quen làm việc trong ngành ngân hàng, xinh xắn, chăm chỉ, vợ chồng trẻ đã có con trai đầu lòng. Cuộc sống an ổn thế mà cô ấy lại nộp đơn ly dị ra tòa.

Khi tìm hiểu thì thấy lý do như nhiều cuộc ly dị khác: cô gái ấy đã lấy phải một người chồng trẻ con, dù đã là bố trẻ con nhưng anh chồng vẫn như khi ở với bố mẹ, vẫn làm ông kễnh trong nhà. Lâu dần vợ không chịu nổi...

Các mẹ có con trai luôn được nhà chồng nể hơn những mẹ sinh toàn con gái, bất hợp lý đó vẫn diễn ra. Ở trong nhà, con trai luôn được dạy kiểu họ sinh ra để làm việc lớn, việc gì phải rửa bát, nấu cơm.

Nếu không thay đổi về cách giáo dục các bé trai thì tới đây VN cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, phụ nữ e ngại lập gia đình. Hiện giờ làn sóng ấy đã bắt đầu ở một lứa phụ nữ thành thị: giỏi, đẹp, giàu nhưng không chịu lấy chồng.

TTO - Những người cưới muộn thường đã trưởng thành, chín chắn và biết cách xây dựng mối quan hệ, trong khi những người trẻ nghĩ đến bản thân nhiều hơn.

MINH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar