28/09/2015 06:00 GMT+7

Vì sao người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất VN?

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG - TÀI PHONG
ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG - TÀI PHONG

TTO - Người nước ngoài núp bóng người Việt mua lại nhiều lô đất ven biển Đà Nẵng, là việc tiềm ẩn nguy cơ rất lớn, là khẳng định của ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng.

Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá

Tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - nhấn mạnh việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm.

Chị Hồng Thắm (TP.HCM) lo lắng: "Việc làm này có thể là mối hiểm họa tiềm ẩn, nhiều mục đích. Lãnh đạo TP Đà Nẵng và các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn kịp thời".

Ông Hoàng Dũng (Đồng Nai) nêu ý kiến: “Phải làm rõ và xử lý việc người nước ngoài núp sau lưng người Việt để sở hữu đất. Đây là chuyện cực kì nguy hiểm nên phải làm nhanh và mạnh”.

Anh Duy Nguyễn cho rằng: “Việc hiện tại cần làm là giám sát chặt chẽ, có chế tài về mục đích sử dụng và chuyển nhượng đất, kinh doanh hay làm bất cứ điều gì khác giữa người trong nước và người nước ngoài”.

Bạn Dũng Tình lo lắng không chỉ riêng Đà Nẵng, chính quyền các nơi khác cũng phải kiểm tra chặt chẽ thường xuyên vấn đề này. Nếu cần thiết, nên định ra luật dành riêng cho các trường hợp người nước ngoài núp bóng người Việt làm những việc ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Phải cẩn thận

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Người nước ngoài mượn người VN đứng tên mua đất thì rất khó biết được, trừ phi có sự chứng minh quan hệ như khi giữa người nước ngoài và người VN có tranh chấp, thưa kiện thì lúc đó mới biết và xử lý. Pháp luật không cấm công dân VN buôn bán bất động sản”.

Theo luật sư Trạch, nhà nước cho phép người nước ngoài đầu tư 100% ở một số lĩnh vực nhưng đối với đầu tư đất thì chắc chắn không cho phép.

Ông Trạch nhận định: “Trường hợp người nói tiếng Trung Quốc núp bóng, cấu kết với người VN đầu tư quỹ đất thì vấn đề đầu tiên cần nói là một số người VN đã vì những lợi nhuận trước mắt mà quên đi tinh thần dân tộc. Thứ hai, hành vi này đã vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi về pháp lý, người VN đứng tên nhưng quyền sử dụng đất ven biển lại thuộc về người nước ngoài. Họ xây dựng, kinh doanh với nhiều hình thức có thể ảnh hưởng an ninh chính trị cho VN”.

Đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho biết: “Pháp luật hiện nay về cơ bản thì người nước ngoài không được mua đất. Dù trên giấy tờ họ không đứng tên nhưng họ có thể dựa vào người VN đang nợ họ và thế chấp. Nếu họ muốn có quyền sử dụng đất thì phải thông qua các dự án. Đôi khi, họ chấp nhận đi đường vòng, chịu bất hợp pháp một thời gian để đạt mục đích sau cùng”.

Theo ông Nghĩa, hiện nay, ngay cả việc mua nhà, người nước ngoài cũng phải mua trong những khu vực nhất định. Cách đây nhiều năm, từng có chuyện đầu tư chui, trên giấy tờ họ không có quyền gì cả nhưng với nhiều áp lực khác nhau, họ có quyền chi phối.

Hiện nay, có thể những người này cũng làm theo cách đó để mua đất chui. Hợp pháp thì không hợp pháp nhưng vị thế giữa hai bên, tiền của họ đưa ra “ép” người Việt làm chuyện này chuyện khác.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề, dù biết không đúng luật mà họ vẫn cố tình làm và làm ồ ạt thì phải chăng có ý đồ gì khác? Khi họ đã làm như vậy, chúng ta nên rà soát lại quy định của pháp luật, truy rõ ngọn nguồn để dễ quản lý.

Chú ý khu vực nhạy cảm

PGS.TS Trần Nam Tiến - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển và đảo, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế (ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho biết: “Đà Nẵng là một trong những cảng trung tâm của cả nước đang trong xu hướng phát triển tích cực. Xét về mặt chiến lược, Đà Nẵng là một trong những trung tâm và cảng biển rất quan trọng. Khu vực này nếu bị thao túng, sử dụng vào mục đích liên quan đến an ninh quốc gia thì rất nguy hiểm”.

Ông Tiến cho rằng về pháp lý, nhà nước có thể quản lý được vì người VN vẫn đang đứng tên, nếu sau này có sang nhượng thì cũng phải qua nhà nước.

“Đại thể là không sao, pháp lý mình vẫn nắm trong tay nhưng về lâu dài, đặc biệt là các vấn đề về an ninh trật tự thì đây là quá trình xâm nhập của họ vào hệ thống đất đai VN. Họ có quyền sử dụng, mặc dù không trực tiếp đứng tên nhưng họ bỏ tiền ra, đó mới là việc nguy hiểm. Vấn đề lúc này sẽ là họ sử dụng vào mục đích gì?”, ông Tiến nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho rằng, xét trên luật đất đai và luật nhà ở hiện hành, người nước ngoài không được phép mua đất và phải hội đủ những yêu cầu, điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được sở hữu nhà ở. Do vậy, đây là hành vi lách luật tương tự như trước đây khi luật nhà ở chưa cho phép cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại VN.

"Chính quyền địa phương cần xác minh làm đối tượng mua là ai, phải giám sát chặt chẽ việc kinh doanh khu đất đó và người có liên quan để xác định người mua có thực sự là chủ hay không, điều tra họ có năng lực để mua và triển khai sử dụng hay không", LS Hậu nói.

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho biết thêm, người mua phải chứng minh được nguồn vốn, cơ quan nhà nước cần xác minh tài sản, nhân thân của họ. Các cơ quan phòng ban phải rốt ráo tìm hiểu vấn đề này.

Ông Trần Nam Tiến cho rằng phải có cơ chế kiểm soát và kiểm tra chặt chẽ những người này.

Ông Tiến cho biết: “Lẽ ra, nhà nước phải quản lý rất chặt những vùng biển có tính chất quan trọng như thế này. Không thể đem ra kinh doanh tùy tiện được vì đó là một mối hiểm họa. Phải đánh giá được vùng nào có vị trí chiến lược như thế nào để đưa ra chính sách phù hợp. Trường hợp ở Đà Nẵng là bài học cho các vùng khác khi hiện nay vẫn có rất nhiều vùng đang diễn ra hiện tượng như vậy. Luật bao giờ cũng được hoàn thiện qua những sự việc, biến tướng cụ thể”.

13 lô đất có dấu hiệu người nước ngoài bơm tiền

Theo thông tin của Tuổi Trẻ,  khu vực mua bán đất có yếu tố nước ngoài xảy ra là vệt đất sát với sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Nơi đây thường xuyên có đông đảo người nước ngoài đến du lịch, cư trú. Vừa qua, 13 lô đất đã chuyển nhượng có dấu hiệu người nước ngoài bơm tiền cho người Việt mua đất.

Một số trường hợp đang làm thủ tục để xây dựng nhà, công trình khách sạn làm nơi cho khách Trung Quốc lưu trú. Ngoài ra, một số nhà hàng, khách sạn ven biển đã xuất hiện tiếng Trung to tướng bên cạnh tiếng Việt để lôi kéo khách.

Theo ông Nguyễn Điểu, một số vướng mắc đáng lưu ý về hoạt động chuyển dịch đất đai cho người nước ngoài (chủ yếu là người nói tiếng Trung Quốc) thời gian qua diễn ra ở các quận ven biển Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà.

HỮU KHÁ

Mời bạn đọc nghe các phát biểu:

>> Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

>> Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

>> PGS.TS Trần Nam Tiến

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG - TÀI PHONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Việc bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức sau tinh gọn bộ máy dự kiến được Quốc hội bàn và thông qua nghị quyết trong sáng nay 17-5.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu đã ổn định

Sau khi được cấp cứu, sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã tạm ổn định.

Sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu đã ổn định

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar