21/03/2021 15:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn phải đeo khẩu trang?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Chính phủ Canada yêu cầu người đã tiêm vắc xin COVID-19 phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch như những người khác. Những người đã tiêm vắc xin bực mình: 'Tiêm vắc xin rồi thì hà cớ gì bắt tôi phải đeo khẩu trang?'.

Vì sao người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn phải đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

Canada yêu cầu đeo khẩu trang dù đã tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: lapresse.ca

Câu trả lời là hiện nay chưa có thông tin chắc chắn người đã tiêm vắc xin không có nguy cơ lây nhiễm virus corona cho người chưa tiêm, ngoài ra các thử nghiệm về vắc xin cũng chưa đầy đủ.

Virus vẫn có thể nhân lên trong mũi

Tạp chí L’Actualité (Canada) giải thích: về mặt khoa học, chứng minh chắc chắn vắc xin COVID-19 ngăn chặn 100% virus SARS-CoV-2 lây nhiễm là điều vô cùng khó khăn.

Khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (thực hiện trong ống nghiệm), các nhà khoa học biết kháng thể có trung hòa virus và ngăn không cho virus nhân lên trong tế bào hay không. Nhưng đối với con người lại khó hơn nhiều.

TS bệnh truyền nhiễm Denis Leclerc ở Đại học Laval giải thích: "Chúng ta đã biết các kháng thể trung hòa có trong máu hoạt động hiệu quả nhưng vẫn có khả năng virus nhân lên trong các tế bào mũi vì kháng thể lưu thông ở mũi ít hơn".

Vấn đề này đã từng xảy ra. Ví dụ vắc xin ngừa bại liệt dạng tiêm do Jonas Salk phát triển và được sử dụng từ năm 1955 đạt hiệu quả gần 90% nhưng không ngăn ngừa được virus lây nhiễm qua đường miệng.

Đến khi có vắc xin dạng uống do Albert Sabin phát triển từ năm 1961, bệnh bại liệt mới được loại trừ thành công.

Các hãng dược đã thử nghiệm nhưng chưa đủ

Vì sao người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn phải đeo khẩu trang? - Ảnh 2.

Virus SARS-CoV-2 có thể còn trong mũi vì kháng thể lưu thông ở mũi ít hơn - Ảnh: AFP

Nhiều thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để tăng hiệu quả vắc xin COVID-19 và giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ bằng cách so sánh số người mắc bệnh giữa nhóm đã tiêm vắc xin với nhóm nhận giả dược. Song để biết vắc xin ngăn ngừa lây nhiễm đến mức nào, các hãng dược phải áp dụng cách thử nghiệm khác.

Họ lấy mẫu dịch mũi họng thường xuyên từ các tình nguyện viên không có triệu chứng mắc bệnh, sau đó phân tích mẫu bằng phương pháp PCR. Mục đích để so sánh xem nhóm đã tiêm vắc xin có kết quả dương tính ít hơn nhóm dùng giả dược hay không đối với người nhiễm không triệu chứng. Song đến nay số lượng mẫu phân tích không đủ để giải đáp câu hỏi này.

Tháng 12-2020, Moderna đã cung cấp dữ liệu sơ bộ chứng minh so với nhóm nhận giả dược, nhóm được tiêm liều vắc xin đầu tiên có số ca nhiễm không triệu chứng ít hơn gần gấp ba lần. Thật ra thử nghiệm chỉ được thực hiện hai lần cách nhau một tháng, vì vậy chưa đủ.

AstraZeneca và Janssen (công ty con của Johnson & Johnson) cũng trình dữ liệu với kết luận về khả năng giảm số ca nhiễm không triệu chứng nơi người đã tiêm vắc xin nhưng số lượng thử nghiệm không đủ để kết luận điều gì.

Giới nghiên cứu ghi nhận điều gì?

Vì sao người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn phải đeo khẩu trang? - Ảnh 3.

Tại Mỹ, người đã tiêm vắc xin đầy đủ chỉ được bỏ khẩu trang trong một số trường hợp nhất định - Ảnh: AFP

Tháng 2-2021, các nhà khoa học Anh đã công bố nghiên cứu (chưa qua bình duyệt) kết luận chỉ một liều vắc xin Pfizer có thể giảm khả năng nhiễm không triệu chứng xuống bốn lần.

Họ so sánh tỉ lệ ca dương tính của các nhân viên y tế giữa nhóm đã tiêm vắc xin với nhóm chưa tiêm. Kết quả cho thấy vài ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, số ca nhiễm không triệu chứng của hai nhóm gần tương đương. 12 ngày sau, số ca nhiễm trong nhóm đã tiêm giảm ít hơn bốn lần.

Cũng trong tháng 2-2021, tạp chí The Lancet đăng một nghiên cứu phân tích dữ liệu được thu thập trong một tháng sau khi vắc xin của AstraZeneca được cấp phép.

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau một liều vắc xin duy nhất, số ca nhiễm không triệu chứng giảm 67% trong khi hai liều cách nhau bốn tuần làm giảm phân nửa.

Trung tuần tháng 3-2021, Pfizer, BioNTech và Bộ Y tế Israel cùng thông báo dựa trên dữ liệu thu thập từ ngày 17-1 đến 6-3 tại Israel, vắc xin đã làm giảm 97% số ca nhiễm không triệu chứng.

Nói tóm lại, dù các nghiên cứu (chưa qua bình quyệt) cùng đưa ra kết luận rất đáng yên tâm nhưng cần chờ đợi thông tin chắc chắn rằng người đã tiêm vắc xin COVID-19 không gây bất kỳ rủi ro lây nhiễm nào cho người chưa tiêm, vì vậy người đã tiêm vẫn cần phải đeo khẩu trang.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ban hành quy định mới cho phép những người đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ có thể không đeo khẩu trang nếu: những người đã tiêm gặp nhau từng nhóm nhỏ trong nhà họ; trong nhóm những người đã tiêm chỉ có một người chưa tiêm với điều kiện không ai có người thân mắc COVID-19.

Trong mọi trường hợp khác, mọi người đều phải đeo khẩu trang và duy trì giãn cách.

Đã tìm ra cách khắc phục tình trạng đông máu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca

TTO - Các nhà khoa học Đức và Áo tuyên bố tìm ra nguyên nhân vắc xin AstraZeneca gây chứng đông máu và giải pháp chữa trị dứt tình trạng này khi nó vừa xảy ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

MC Hoàng Linh bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 107,5 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP.

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Hàng chục hãng kem Mỹ sẽ bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028, theo mục tiêu loại bỏ chất này do Bộ trưởng Y tế Mỹ công bố.

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn

Nhóm nghi phạm đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư

Có một loại trái cây được các bác sĩ đánh giá cao khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ ung thư.

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar