27/12/2022 22:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao Nga vừa giội mưa tên lửa xuống Ukraine vừa muốn đàm phán?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

Bất chấp việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán, tên lửa của Matxcơva vẫn tiếp tục giội xuống Ukraine, cũng giống như Kiev tìm kiếm nguồn vũ khí từ Mỹ rót vô cuộc chiến. Đằng sau lời đề xuất đàm phán của Nga là gì?

Vì sao Nga vừa giội mưa tên lửa xuống Ukraine vừa muốn đàm phán? - Ảnh 1.

Khói bốc lên tại khu vực Bakhmut ở miền đông Ukraine ngày 25-12 - Ảnh: REUTERS

Đề nghị đàm phán của Nga 

"Chúng ta sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan về các giải pháp có thể chấp nhận được, nhưng điều đó tùy thuộc vào họ. Chúng ta không phải là những người từ chối đàm phán, mà chính họ là bên đã làm như vậy" - Tổng thống Putin nói trên truyền hình nhà nước Nga trong một cuộc phỏng vấn ngày 25-12.

Trên Hãng tin Tass, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin giải thích rõ hơn rằng Matxcơva sẽ không ngồi vào bàn đàm phán theo các điều kiện "không thể chấp nhận được" mà Ukraine đặt ra.

Ngược lại, cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng chính Matxcơva không muốn đàm phán. 

"Nga không muốn đàm phán nhưng cố né tránh trách nhiệm", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Podolyak nói. Cố vấn khác của ông Zelensky là Alexander Rodnyansky cho rằng lời đề nghị của Nga nhằm thuyết phục các nước thôi viện trợ cho Kiev và "câu giờ" để Nga tái củng cố lực lượng.

Mỹ thời gian qua cũng không tin vào lời đề nghị đàm phán của Nga. Washington nhấn mạnh quan điểm "đàm phán cần phải đi kèm điều kiện Matxcơva rút quân". Sau bài phát biểu tương tự của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tháng 10-2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho rằng Nga chỉ "làm màu". 

"Chúng tôi không coi đây là một đề nghị hợp pháp, mang tính xây dựng để tham gia vào đối thoại và ngoại giao", ông Price nói.

Ngược lại, Nga cũng có lập luận của riêng mình. "Chuyến thăm của ông Zelensky tới Mỹ và các cuộc nói chuyện của ông ấy ở Washington cho thấy rằng cả chính quyền Mỹ lẫn Kiev đều chưa sẵn sàng cho hòa bình. Cả hai đều chọn chiến tranh", Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói trên truyền thông Nga cuối tuần trước, nhắc đến việc ông Zelensky đến Mỹ và nhận được cam kết hỗ trợ lớn từ Washington, bao gồm một trong những hệ thống phòng không tối tân nhất là hệ thống tên lửa Patriot.

Tìm kiếm nhượng bộ?

Viện Nghiên cứu chiến tranh cho rằng lời đề nghị đàm phán của Matxcơva không thực sự dành cho Kiev. Theo tổ chức này, Nga thực ra đang hướng đến việc đàm phán với phương Tây và lời đề nghị đàm phán nhằm thúc phương Tây buộc Ukraine phải nhượng bộ trước.

Trong khi đó, cựu chỉ huy quân đội Anh, ông Richard Dannatt, nói rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Nga đang gặp rắc rối. 

“Ông (Putin) đã tăng quân mới, huy động hàng ngàn quân. Nhưng tôi không nghĩ ông ấy trang bị đủ cho họ. Tôi nghĩ ông (Putin) nói từ thế yếu. Nếu tôi là tổng thống Ukraine, tôi sẽ không muốn nghe nói về đàm phán hòa bình vào thời điểm hiện tại” - ông Dannatt nói trong một cuộc phỏng vấn trên trang GB News.

Trong lúc các lời đề nghị đàm phán kèm điều kiện được phía Nga đưa ra, chiến sự vẫn tiếp diễn gay gắt ở Ukraine. Nga đến nay vẫn khẳng định sẽ đạt được mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraine bằng mọi giá, trong khi Kiev kiên quyết đánh bại Nga trên chiến trường.

Ngày 27-12, Ukraine cho biết Nga thiệt hại nặng nề ở Bakhmut, trung tâm chiến sự ở miền đông nước này. Viện Nghiên cứu chiến tranh trước đó nhận định sự tiến công của Nga đang chậm lại tại các vùng tiền tuyến quanh Bakhmut ở miền đông Ukraine. 

“Các lực lượng Nga nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ các hoạt động tấn công của họ ở khu vực Bakhmut và có thể tìm cách tạm dừng chiến thuật hoặc chiến dịch”, Hãng tin AP dẫn lời tổ chức này đánh giá.

Theo tờ The Conversation, dù triển vọng tổ chức đàm phán hòa bình sẽ khó sớm diễn ra, thực tế là Ukraine và Nga vẫn có liên lạc thời gian qua, trong các vấn đề như trao đổi tù nhân. 

"Chúng cho thấy rằng cả hai bên đều có các kênh đàm phán không chính thức. Đây có thể là hy vọng tốt nhất lúc này để tránh leo thang nguy hiểm và giảm thiểu một số tác động tồi tệ nhất của cuộc chiến đối với người dân thường", tờ này viết.

'Mưa' tên lửa trút xuống nhiều thành phố Ukraine

Quân Nga đã tấn công nhiều thành phố lớn nhỏ ở Ukraine vào ngày Giáng sinh, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng đàm phán.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Nga Ukraine đàm phán Mỹ

Tin cùng chuyên mục

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Giao dịch nhà ở đã qua sử dụng tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng ở nhiều đô thị lớn, trong nửa đầu năm 2025.

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

Tính đến ngày 8-7, trận bão lụt tại bang Texas, Mỹ đã kéo dài 5 ngày, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng.

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Sau lời đe dọa của tổng thống Mỹ cuối tuần trước, các nước tham gia hội nghị BRICS bác bỏ cáo buộc rằng khối này 'chống Mỹ'.

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar