11/11/2022 08:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao Nga rút quân khỏi Kherson?

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Nga vừa bất ngờ thông báo rút quân khỏi thành phố cảng công nghiệp chiến lược Kherson thuộc vùng Kherson phía nam Ukraine, nhưng Kiev tỏ ra nghi ngờ về quyết định này.

Vì sao Nga rút quân khỏi Kherson? - Ảnh 1.

Một nữ quân nhân Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7 Pion trên chiến tuyến ở vùng Kherson, phía nam Ukraine ngày 9-11 - Ảnh: Reuters

Ngày 9-11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh cho quân Nga rút khỏi TP Kherson và chuyển sang bờ đông sông Dnieper (hay còn gọi là Dnipro) để thiết lập hàng phòng thủ.

Ukraine hoài nghi

Mệnh lệnh rút quân được ông Shoigu đưa ra trong cuộc họp với tổng chỉ huy chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine, đại tướng Sergei Surovikin. 

Ông Surovikin gọi đây là "quyết định không dễ dàng" và thừa nhận Nga không còn khả năng tiếp tế cho TP Kherson cũng như các địa điểm khác bên bờ tây sông Dnieper (hữu ngạn) trong bối cảnh quân Ukraine phản công.

Theo Đài RT (Nga), về lý do rút quân ông Surovikin cáo buộc Ukraine tiếp tục tấn công tên lửa vào đập thủy điện Kakhovka gần đó, gây nguy hiểm cho cả binh sĩ và dân thường ở bờ tây sông Dnieper.

Ông cho biết con đập này vốn đã bị hư hại trong các cuộc tấn công gần đây và chỉ cần một đợt tấn công quy mô lớn nữa là có thể khiến các khu vực rộng lớn ở vùng trũng bị ngập lụt. Khi đó dân thường sẽ chịu thương vong rất lớn, trong khi binh sĩ Nga tại đây sẽ bị cô lập với các lực lượng còn lại. 

Do đó, quân Nga chuyển sang thiết lập phòng thủ ở bờ đông sông Dnieper (tả ngạn). Tuy nhiên phía Kiev từng cáo buộc Nga mới là bên âm mưu phá đập thủy điện Kakhovka để chặn đà tiến quân của Ukraine.

Trước đó, ông Shoigu đã yêu cầu đại tướng Surovikin báo cáo về tình hình Kherson. Sau khi nghe báo cáo, ông Shoigu đồng ý với các kết luận và đề xuất của đại tướng Surovikin. "Đối với chúng tôi, tính mạng và sức khỏe của quân nhân Nga luôn được ưu tiên. Chúng tôi cũng phải tính đến mối đe dọa đối với dân thường" - ông Shoigu nhấn mạnh.

Phía Ukraine phản ứng thận trọng với thông tin trên. Họ cho rằng một số lực lượng Nga vẫn còn ở lại Kherson và quân tiếp viện đang được đưa tới. 

"Hiện tại chúng tôi không biết ý định của họ (Nga). Liệu họ có giao tranh với chúng tôi và họ có cố gắng kiểm soát thành phố Kherson không?" - ông Oleksiy Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nêu nghi vấn.

Trong khi đó, Tổng thống Zelensky ngày 9-11 cảnh báo Nga đang giả vờ rút quân khỏi Kherson để dụ quân Ukraine vào một trận chiến tại thành phố chiến lược này. "Họ không mang quà cho ta, không đưa ra "những cử chỉ thiện chí", ông nói.

Những người ủng hộ Điện Kremlin đã nhanh chóng giải thích cho quyết định rút quân khỏi Kherson. 

Tổng biên tập Đài RT (Nga), bà Margarita Simonyan, cho biết việc rút quân là cần thiết để quân Nga không rơi vào thế nguy hiểm ở bờ tây sông Dnieper. Còn lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, ông Ramzan Kadyrov nói quyết định rút quân khỏi Kherson là "khó khăn nhưng hợp lý".

Thế trận mới ở Kherson?

TP Kherson (với khoảng 280.000 dân trước chiến tranh) là thủ phủ vùng duy nhất của Ukraine mà Nga kiểm soát được kể từ lúc phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2, và nơi đây đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch phản công của Ukraine.

Thành phố chiến lược này kiểm soát tuyến đường bộ duy nhất dẫn tới bán đảo Crimea (Nga sáp nhập năm 2014) và kiểm soát cửa sông Dnieper - con sông phân chia đông và tây Ukraine.

Nếu quả thực Nga rút quân khỏi Kherson, đây sẽ là bước lùi lớn tiếp theo của họ sau cuộc rút lui khỏi khu vực ngoại ô thủ đô Kiev hồi đầu cuộc chiến, và cuộc rút quân ở vùng Kharkov (đông bắc Ukraine) trong tháng 9.

Nhiều tuần qua, Ukraine đã chiếm lại được các ngôi làng trên tuyến đường dẫn tới TP Kherson. Trong khi đó, các quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson đã sơ tán hàng chục ngàn dân thường khỏi thành phố này.

Theo Hãng tin AP, đã xuất hiện những tín hiệu mới về một cuộc tiến công của Ukraine hướng đến Kherson vào ngày 9-11. Chuyên gia quân sự người Ukraine Oleg Zhdanov nói rằng quân Ukraine đã chiếm được TP Snihurivka (vùng Mykolaiv), cách Kherson 50km về phía bắc, mở ra tuyến đường trực tiếp dẫn đến sông Dnieper và các vùng ngoại ô của TP Kherson. 

Truyền thông Ukraine cũng cho biết quân Ukraine đã chiếm lại hai khu định cư thuộc vùng Kherson. Hãng tin AP cho rằng việc chiếm lại được Kherson có thể giúp Ukraine giành lại các phần lãnh thổ ở vùng Zaporizhzhia và các khu vực khác ở phía nam.

Mỹ lên tiếng về diễn biến tại Kherson

Ngày 9-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định việc Nga rút quân khỏi thành phố chiến lược Kherson cho thấy Matxcơva đang gặp "một số vấn đề thực sự" trong cuộc chiến, nhưng ông cho biết vẫn chưa rõ liệu Ukraine có sẵn sàng thỏa hiệp với Nga không. Tuy nhiên, phía Nga đã khẳng định rõ họ rút quân là để bảo vệ tính mạng của binh sĩ và dân thường.

Ukraine lo Kherson sẽ là ‘thành phố chết’ sau khi Nga rút

TTO - Quân đội Ukraine khẳng định đã tái chiếm nhiều khu vực ở tỉnh Kherson, miền nam nước này. Tuy nhiên họ lo ngại nơi đây sẽ là “thành phố chết”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

'Đại chiến' Trump - Harvard tăng nhiệt

Chính quyền Trump xác định Harvard dung túng chủ nghĩa bài Do Thái, đe dọa cắt toàn bộ tài trợ liên bang cho đại học giàu nhất nước Mỹ.

'Đại chiến' Trump - Harvard tăng nhiệt

Chính thức: USAID ngừng cung cấp viện trợ nước ngoài vì 'các mục tiêu không đạt được'

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chính thức tiếp nhận việc quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của USAID từ 1-7.

Chính thức: USAID ngừng cung cấp viện trợ nước ngoài vì 'các mục tiêu không đạt được'

Đại sứ Phạm Quang Vinh, một người vun đắp quan hệ Việt - Mỹ

Với phong thái ngoại giao chuyên nghiệp, tư duy chiến lược sắc bén và khả năng kết nối sâu rộng, Đại sứ Phạm Quang Vinh, chủ tịch Hội Việt - Mỹ, đã để lại dấu ấn đậm nét trong thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh, một người vun đắp quan hệ Việt - Mỹ

Tin tức thế giới 2-7: 'Khẩu chiến' hai ông Trump - Musk vẫn nóng; Ông Putin điện đàm ông Macron

Điện đàm Putin - Macron; Ông Trump nói Israel chấp nhận ngừng bắn Gaza; Thủ tướng Pháp lần thứ tám vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm; "Khẩu chiến" hai ông Trump - Musk tiếp tục nóng... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-7.

Tin tức thế giới 2-7: 'Khẩu chiến' hai ông Trump - Musk vẫn nóng; Ông Putin điện đàm ông Macron

Chuyện tình Việt - Nga như cổ tích giữa lòng phố biển Vũng Tàu

Tại phố biển Vũng Tàu (TP.HCM), ước chừng có hơn 1.000 người Nga sinh sống, làm việc và họ coi Việt Nam là quê hương thứ hai. Từ đây biết bao nhiêu mối tình Việt - Nga đã đơm hoa kết trái.

Chuyện tình Việt - Nga như cổ tích giữa lòng phố biển Vũng Tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar