30/10/2024 11:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao lũ lớn quét qua đô thị Biên Hòa?

Nhiều người ngỡ ngàng khi chứng kiến hình ảnh hàng trăm hộ dân ở thành phố Biên Hòa ngập trong nước lũ. Vì sao đô thị loại 1 mà xảy ra lũ lụt lớn như vậy?

Vì sao lũ lớn quét qua đô thị Biên Hòa? - Ảnh 1.

Lũ trên sông Buông khiến hơn 300 ngôi nhà ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai ngập cục bộ - Ảnh: A LỘC

Theo báo cáo của UBND phường Phước Tân (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), có hơn 300 hộ dân ở khu phố Miễu, Tân Lập và Tân Cang ngập nước.

Hơn 300 hộ dân ở Biên Hòa ngập cục bộ

Theo đó, chiều 28-10 địa bàn thành phố Biên Hòa và các huyện lân cận xảy ra mưa lớn trên diện rộng, lượng nước đầu nguồn dồn về thoát không kịp khiến 45 hộ dân ở khu phố Tân Lập và Tân Cang bị ngập.

Đến rạng sáng 29-10, nước từ thượng nguồn sông Buông tràn về khiến khoảng 300 hộ dân ở khu phố Miễu ngập sâu. Trong đó khoảng 100 hộ dân bị cô lập, không thể tiếp cận được do mực nước dâng quá cao và chảy xiết. Nhiều nơi ngập sâu từ 1,2-1,7m nước.

Ngỡ ngàng hình ảnh hàng trăm hộ dân ở Biên Hòa ngập trong nước lũ

Nhìn từ trên cao, hàng trăm hộ dân dọc sông Buông chìm trong nước lũ, đường sá bị chia cắt. Học sinh được cho nghỉ học để đảm bảo an toàn...

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Biên Hòa phối hợp cùng chính quyền địa phương điều động gần 70 cán bộ, chiến sĩ công an, dân quân… xuống hiện trường hỗ trợ di dời người già, trẻ em tới nơi an toàn...

Đến sáng 30-10, hầu hết các khu vực lũ lụt ở phường Phước Tân đã hết ngập, học sinh trở lại trường học bình thường.

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, hiện tượng lũ lụt trên sông Buông từng xảy ra nhiều lần, nhưng chưa năm nào nước ngập sâu như năm nay. Nhiều người lo lắng khả năng ngập lụt có thể tái diễn trong thời gian tới.

Vì sao lũ lớn quét qua đô thị Biên Hòa? - Ảnh 2.

Người dân ngăn lũ vào nhà bằng bao cát, máy bơm - Ảnh: A LỘC

Ngập úng do lũ sông Buông và triều cường

Nói về nguyên nhân trận ngập ở khu phố Miễu vào ngày 29-10, UBND thành phố Biên Hòa cho rằng do lũ trên sông Buông lên cao gặp triều cường gây ra ngập úng cục bộ.

Về việc cho rằng khu vực cầu Bà Bướm bị lấn chiếm khiến nước thoát chậm gây ngập, UBND thành phố Biên Hòa cho biết cầu Bà Bướm (thuộc quốc lộ 51) chủ yếu phục vụ việc tiêu thoát nước sinh hoạt của người dân và việc lưu thông trên quốc lộ 51.

Thành phố khẳng định khu vực cầu Bà Bướm không có người dân lấn chiếm, nước vẫn lưu thông bình thường.

Còn việc tại sao năm nay lũ lớn như vậy? Thành phố Biên Hòa cho rằng lũ trên sông Buông hằng năm đều bị ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn đổ về. Có nhiều năm nước lũ tràn qua cả quốc lộ 51. Sau khi quốc lộ này được nâng cấp thì nước lũ không còn tràn qua nữa. Vì vậy, nước thoát chậm khi lũ về.

Ông Nguyễn Phước Huy, giám đốc Đài khí tượng thủy văn Đồng Nai, nhận định nguyên nhân gây ngập lụt ở Phước Tân do lượng mưa lớn trên lưu vực sông Buông gây nên.

Theo đó, đêm 27 và rạng sáng 28-10, các địa phương dọc sông Buông và lân cận có mưa to đến rất to. Đặc biệt ở thượng nguồn sông Buông ghi nhận lượng mưa rất lớn như trạm Hàng Gòn (TP Long Khánh) đạt 148mm, Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) đạt 66mm, Lộ 25 (Thống Nhất) đạt 111mm…

Cũng theo ông Huy, nguyên nhân khác là địa hình tại phường Phước Tân trũng thấp. "Một số khu vực tại khu phố Miễu năm nào cũng bị ngập khi nước sông Buông dâng cao. Trong khi các khu phố khác dù nằm cạnh sông Buông nhưng lại rất ít hoặc không bị ngập. Điều đó cho thấy khu vực khu phố Miễu trũng thấp hơn các khu vực xung quanh", ông Huy phân tích.

Cùng nhận định, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi Đồng Nai cho rằng lũ sông Buông năm nào cũng có, nguyên nhân chủ yếu do biến đổi khí hậu.

Theo vị này, trước đây mưa kéo dài hơn nên lũ lên chậm, còn nay mưa lớn tập trung nhanh trong thời gian ngắn khiến lũ dâng nhanh. 

Mặt khác, một số sông suối bị bồi lắng, rác thải của người dân bịt kín mương thoát nước, cành cây cản trở dòng chảy suối không thoát kịp… Thêm nữa, lấn chiếm cũng là một nguyên nhân.

Về giải pháp, vị này cho rằng cần tuyên truyền vận động người dân không xả rác thải xuống mương cống. Đồng thời thường xuyên nạo vét, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ sông suối, rà soát mở rộng các mương cống không đảm bảo yêu cầu thoát lũ...

Sông Buông là sông nội tỉnh lớn nhất Đồng Nai với tổng chiều dài khoảng 56km. Sông Buông bắt nguồn từ các vùng đồi thuộc thành phố Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ, sau đó chảy qua các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, thành phố Biên Hòa và đổ ra sông Đồng Nai.

Nước từ đầu nguồn cuồn cuộn đổ về, hàng trăm hộ dân TP Biên Hòa ngập sâu

TTO - Sau các trận mưa lớn, nước từ thượng nguồn sông Buông đổ về khiến hàng trăm hộ dân tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai ngập lụt nặng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bà L.T.K. được xác định có hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

2 bé trai chết đuối thương tâm ở hồ Ea Kar

2 anh em họ tắm hồ Ea Kar (xã Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) vào chiều 7-7 và bị chết đuối. Lực lượng chức năng và người dân tìm thấy thi thể 2 bé dưới lòng hồ, cách vị trí tắm khoảng 100m.

2 bé trai chết đuối thương tâm ở hồ Ea Kar

Thu hồi một phần Hòn Ngọc Á Châu, Đà Nẵng đầu tư 47 tỉ đồng làm công viên công cộng

Tiến độ thu hồi một phần dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu “đắp chiếu” đã lâu ở ven biển Đà Nẵng để làm công viên công cộng tới nay như thế nào đang được nhiều người quan tâm.

Thu hồi một phần Hòn Ngọc Á Châu, Đà Nẵng đầu tư 47 tỉ đồng làm công viên công cộng

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar