31/03/2018 20:04 GMT+7

Vì sao lại gọi là ngày 'Cá tháng Tư'?

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TTO - Đã bao giờ bạn thắc mắc, tại sao ngày 1-4 lại được chọn là ngày nói dối, và tại sao ngày này lại gọi là "Cá tháng Tư"?

Vì sao lại gọi là ngày Cá tháng Tư? - Ảnh 1.

Vua Charles IX của Pháp - Ảnh: FAMOUS PEOPLE

Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của ngày vẫn còn gây tranh cãi, với nhiều dị bản khác nhau.

Nhưng hầu hết đều thống nhất, nguồn gốc của ngày nói dối là từ nước Pháp do vua Charles IX tạo ra còn khái niệm "poisson d’avril" (April fools - sự ngớ ngẩn tháng tư, trong nghĩa văn học tiếng Pháp là Cá tháng Tư) lần đầu được nhắc đến bởi nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval (1455-1508).

Câu chuyện được cho xuất phát từ nước Pháp và được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới như sau:

Năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1-1.

Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới trong khoảng thời gian từ 25-3 đến 1-4, thời điểm bắt đầu mùa xuân vì 21-3 là ngày Xuân phân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles. Thời điểm đó cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Điều này khiến những người cấp tiến không hài lòng và khái niệm "ngớ ngẩn" được đặt ra dành cho những kẻ vẫn ăn tết ngày 1-4. Ngày này cũng trở thành ngày tượng trưng cho sự sai lệch thông tin.

Trong khi đó, khái niệm "poission d’avril" lại có nguồn gốc khác, lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà thơ d’Amerval. Và đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm "Cá tháng Tư".

Nguyên nhân d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.

Thêm nữa, tháng tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa, ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.

Sau này, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày Cá tháng Tư bằng cách viết vài dòng chữ nhạo báng lên một con cá bằng giấy rồi tìm cách dán nó lên lưng đối tượng. Trò đùa này dần dà được phát triển "ngày nói dối".

TTO - Thế giới bóng đá vốn đầy rẫy tin đồn cho nên ngày Cá tháng Tư là thời gian 'nguy hiểm' nhất với những câu chuyện xạo viết như thật. Đã không ít lần tin đùa của báo này trở thành tin thật của báo khác.

Mắc lừa ngay khi giải nghĩa "Cá tháng Tư"

Bạn đọc có thể chắc chắn rằng những thông tin ở trên không phải là trò đùa, bởi nhiều người thậm chí từng "mắc câu" về cách giải nghĩa... "Cá tháng Tư" ngay trong ngày 1-4.

Quả lừa ngoạn mục này xảy ra vào năm 1983, bởi giáo sư lịch sử đại học Boston - ông Joseph Boskin.

Ông Boskin khi đó đưa ra giải thích về nguồn gốc "Cá tháng Tư" xuất phát từ việc hoàng đế La Mã Constantine tranh luận với người dân xem ai có thể điều hành đất nước tốt hơn ông. Sau đó, vị hoàng đế này cho phép một người dân thay mình thử điều hành đất nước vào ngày 1-4. Và từ đó, ngày này được nhớ đến như "ngày của sự vô lý".

Lời giải thích của ông Boskin thu hút sự chú ý của hãng tin danh tiếng AP, và câu chuyện được xuất bản rộng rãi.

Đến tận một tuần sau đó, AP mới nhận ra họ là nạn nhân của trò chơi khăm, bởi lời giải thích của ông Boskin hoàn toàn không có thật và cuối cùng phải muối mặt điều chỉnh.

HUY ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar