14/12/2018 21:32 GMT+7

Vì sao học sinh không hạnh phúc khi đến trường?

PHƯƠNG NGUYỄN
PHƯƠNG NGUYỄN

TTO - Đây là câu hỏi được đặt ra tại tọa đàm 'Hành động vì hạnh phúc của học sinh' do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức chiều 14-12.

Vì sao học sinh không hạnh phúc khi đến trường? - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: P.NG

“Với góc nhìn của một học sinh, tôi cảm thấy hạnh phúc khi đến trường được thầy cô thương yêu và học được những điều mới lạ, bổ ích. Các em không hạnh phúc vì mỗi ngày đến trường không phải ngày vui. Các em đang phải gánh trên vai áp lực từ nhiều phía gia đình, thầy cô” - ông Vương Đăng Cho, chuyên gia giáo dục, nguyên hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ (TP.HCM), chia sẻ quan điểm.

Cũng theo ông Cho, năng lực của học sinh không giống nhau. “Khi tôi hỏi sinh viên sư phạm: Khi đứng lớp, các bạn có bao nhiêu đối tượng để nghiên cứu và giảng dạy? Các bạn thường chia làm 4 đối tượng: giỏi, khá, yếu, kém. Tôi cho là sai. Nếu trong lớp học có 45 học sinh tức là có 45 đối tượng nghiên cứu. Nếu chúng ta chỉ áp dụng 1 phương pháp giảng dạy sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa áp dụng được phương pháp dạy cá thể”.

Tiếp theo chia sẻ của thầy Cho, ông Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), nói, “Khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là một ngày vui rất hay, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Người đứng đầu nhà trường phải hiểu được tâm lý và nhu cầu của học sinh, biết trẻ thích điều gì, tổ chức hoạt động theo sở thích của các em.

Ngày nay, người thầy vẫn còn bám sách giáo khoa, bám khung thời gian. Giáo viên cần phải thay đổi, biết tổ hợp, tái cấu trúc hoặc tích hợp để đưa ứng dụng thực tế vào, đưa lý thuyết song hành cùng thực hành, để học sinh bước ra khỏi lớp không chỉ nhớ kiến thức lý thuyết mà còn biết áp dụng chúng vào thực tế. Thầy cô chưa làm được sẽ khiến học sinh ngán ngẩm”.

Vì sao học sinh không hạnh phúc khi đến trường? - Ảnh 2.

Một học sinh căng thẳng trong phòng thi - Ảnh minh họa: P.NG

Trong tọa đàm, các giáo viên và chuyên gia khác cũng cùng trao đổi về nguyên nhân học sinh không cảm thấy hạnh phúc khi đến trường, trong đó có vấn đề kiến thức nặng nề, đặc biệt khối lượng kiến thức trong các kỳ thi, các bài kiểm tra còn khô khan, dàn trải. 

Bên cạnh đó, học sinh còn bị áp lực với vấn đề kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học. Các thầy cô nên thay đổi cách kiểm tra bài cũ, lồng ghép xuyên suốt tiết học chứ không nên cứng nhắc kiểm tra ngay đầu giờ; nên tạo cơ hội cho các em cải thiện điểm. Đây là cũng một cách để kiểm tra sự phát triển của các em.

TTO - Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua khiến nhiều người hoang mang với câu hỏi 'điều gì đang diễn ra trong các nhà trường?'. Có 'lớp học hạnh phúc' không và nó như thế nào?

PHƯƠNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Học sinh Hạnh phúc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar