27/08/2023 16:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao gần 50% sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng thất bại?

Sau 60 năm Liên Xô 'hạ cánh mềm' xuống Mặt trăng, các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng nói chung vẫn còn nhiều may rủi và đã có nhiều thất bại trong những năm gần đây.

Các nước ồ ạt đổ về Mặt trăng - Ảnh: AFP

Các nước ồ ạt đổ về Mặt trăng - Ảnh: AFP

Trang tin The Conversation đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao có những nhiệm vụ thất bại? Có thể rút ra được bí quyết thành công nào trong sứ mệnh không gian?

Chạy đua lên Mặt trăng

Cho đến nay, Mặt trăng là thiên thể duy nhất mà con người đã ghé thăm. Đương nhiên con người ghé Mặt trăng trước vì nó là hành tinh gần chúng ta nhất, ở khoảng cách 400.000km.

Tuy nhiên chỉ có 4 quốc gia đạt được thành công “hạ cánh mềm” - cuộc hạ cánh mà tàu vũ trụ còn tồn tại - trên bề mặt Mặt trăng.

Liên Xô là quốc gia đầu tiên. Luna 9 (Mặt trăng 9) đã hạ cánh an toàn xuống Mặt trăng gần 60 năm trước, vào tháng 2-1966.

Bốn tháng sau Luna 9, người Mỹ cho Surveyor 1 đáp xuống đại dương bão tố của Mặt trăng vào tháng 6-1966.

Trung Quốc là quốc gia tiếp theo tham gia "câu lạc bộ Mặt trăng" với tàu Chang'e 3 vào năm 2013.

Và bây giờ Ấn Độ cũng đã đến Mặt trăng với tàu Chandrayaan-3.

Các sứ mệnh từ Nhật Bản, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Israel, Nga, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Luxembourg, Hàn Quốc và Ý cũng đã đạt được một số "thước đo thành công" với các chuyến bay ngang qua quỹ đạo Mặt trăng.

Sự cố không phải là hiếm

Vào ngày 19-8-2023, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo rằng “liên lạc với tàu vũ trụ Luna 25 đã bị gián đoạn”. Nỗ lực liên lạc với tàu vũ trụ vào ngày 20-8 đã không thành công, khiến Roscosmos xác định Luna 25 đã bị rơi.

Thất bại của Luna 25 gợi lại hai vụ tai nạn Mặt trăng nổi tiếng vào năm 2019.

Vào tháng 4-2019, tàu đổ bộ Beresheet của Israel đã hạ cánh sau khi con quay hồi chuyển bị hỏng trong quá trình phanh và đội điều khiển mặt đất mất liên lạc.

Và vào tháng 9-2019, Ấn Độ đã đưa tàu đổ bộ Vikram xuống bề mặt Mặt trăng, nhưng nó đã không thể "sống sót" sau cuộc đổ bộ.

Không gian vẫn đầy rủi ro

Sứ mệnh không gian là một công việc mạo hiểm. Chỉ hơn 50% cuộc đổ bộ xuống Mặt trăng thành công.

Ngay cả các vệ tinh nhỏ bay lên quỹ đạo Trái đất cũng chỉ đạt mức thành công trong khoảng 40 - 70%.

Tại sao rất nhiều sứ mệnh không có người lái lại thất bại?

Có hàng loạt lý do: khó khăn về công nghệ, thiếu kinh nghiệm và thậm chí cả bối cảnh chính trị của từng quốc gia.

Tuy nhiên có một thực tế: các vụ phóng tên lửa vào không gian không phổ biến lắm trong kế hoạch của các quốc gia.

Thế giới có khoảng 1,5 tỉ xe hơi và 40.000 máy bay. Ngược lại, trong lịch sử hàng không vũ trụ chưa đến 20.000 lần tên lửa các loại phóng vào không gian.

Rất nhiều thứ vẫn còn trục trặc với máy bay dân dụng ngày nay và cả trong thế giới giao thông đường bộ.

Vì vậy, sẽ không thực tế nếu đòi hỏi các chuyến bay vào vũ trụ sẽ nhanh chóng giải quyết được mọi vấn đề, cho dù đó là giai đoạn phóng tên lửa hay giai đoạn hiếm hoi hơn là cố gắng hạ cánh xuống một thế giới xa lạ.

Để có thể thực hiện được những chuyến du hành vũ trụ ở khoảng cách xa, trong thời gian dài, có rất nhiều việc cần giải quyết.

Một số vấn đề dường như có thể sớm xử lý được, chẳng hạn như che chắn bức xạ tốt hơn, tự duy trì hệ sinh thái, robot tự động, trích xuất không khí, nước, và vấn đề không trọng lực.

Nếu xem việc lên Mặt trăng vì một sứ mệnh nghiên cứu, nhà khoa học sẽ có thời gian lùi lại xem xét cẩn trọng trong từng chi tiết, chắc chắn như thế sẽ tốt hơn là đặt cược vào cuộc chạy đua sức mạnh chính trị, theo trang The Conversation.

Náo nhiệt cuộc đua lên Mặt trăng

Cuộc đổ bộ thành công của Ấn Độ lên Mặt trăng cho thấy sự quan tâm của các nước đến việc khám phá Mặt trăng ngày càng lớn, được thúc đẩy bởi cả niềm tự hào dân tộc và các cân nhắc chiến lược.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar