23/04/2025 00:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao gà gáy lúc bình minh?

Từ lâu tiếng gà trống gáy lúc bình minh đã được xem như tiếng chuông báo thức của tự nhiên, song chúng gáy vào lúc sáng sớm không phải vì bổn phận hay truyền thống.

gà - Ảnh 1.

Gà trống gáy vào bình minh dựa vào đồng hồ sinh học của chúng - Ảnh: DISCOVERMAGAZINE

Trang IFLScience ngày 15-4 dẫn một số nghiên cứu khoa học cho biết những con gà trống gáy vào lúc bình minh để thể hiện sự thống trị của chúng và cũng là để thể hiện "địa vị xã hội" với những con gà khác trong đàn.

Theo đó, xã hội của loài gà phức tạp hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Chúng phân cấp rõ ràng và có địa vị riêng. Phần lớn hành vi của chúng, từ thứ tự ăn trước, ai được giao phối cho đến cách tuyên bố lãnh thổ đều được chi phối bởi địa vị của những con gà này trong cấu trúc xã hội của chúng. Việc hiểu được vị trí (thứ hạng) của chúng là cần thiết để duy trì sự hòa hợp trong bầy đàn.

Với gà trống, sự thống trị được thiết lập bằng sự hung hăng và một số tín hiệu nhất định, chẳng hạn kích thước mào gà và khả năng gáy. Nồng độ testosterone (nội tiết tố rất quan trọng của giống đực) ảnh hưởng đến tất cả những tín hiệu này.

Do đó, thời điểm gà trống gáy cung cấp cái nhìn sâu sắc về thứ bậc xã hội của chúng.

Theo một nghiên cứu của Viện Sinh học cơ bản quốc gia Nhật Bản vào năm 2015, những con gà có thứ hạng cao nhất sẽ được ưu tiên gáy đầu tiên trong ngày. Nhóm nghiên cứu đã quan sát nhóm gồm bốn con gà trống và nhận thấy một quy tắc có hệ thống theo thứ tự gáy mỗi sáng của chúng.

Nhóm cho biết con gà trống có thứ hạng cao nhất luôn gáy đầu tiên, tiếp theo là con gà trống thứ hai, thứ ba và thứ tư. Nếu một con gà trống có thứ hạng thấp hơn dám gáy trước, chúng có thể bị mổ và đuổi.

Nhóm nghiên cứu kết luận điều này là do tiếng gáy có liên quan mật thiết đến địa vị xã hội, thứ bậc và sự thống trị.

Một nghiên cứu khác, của Trang trại thí nghiệm trung tâm thuộc tỉnh bang Ontario của Canada và được các nhà nghiên cứu công bố tại Mỹ vào năm 1995, cũng có những phát hiện tương tự. Họ kết luận rằng "tiếng gà trống gáy có khả năng hoạt động như một tín hiệu về địa vị".

Ngoài ra, tiếng gà gáy sáng hơn cũng không nhất thiết là do tác động từ ánh sáng Mặt trời. Một nghiên cứu khác vào năm 2013 của Viện sinh học cơ bản quốc gia Nhật Bản cho thấy gà trống gáy chủ yếu là do đồng hồ sinh học của chúng, tức là nhịp sinh học của chúng, chứ không phải do các yếu tố bên ngoài như Mặt trời mọc.

Mặc dù ánh sáng Mặt trời có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của động vật, kể cả con người, song những con gà trống vẫn cho thấy sự phân cấp bậc trong việc gáy kể cả khi trời tối.

Một điều thú vị là khi con gà trống đầu đàn bị loại khỏi nhóm, con gà trống ở vị trí thứ hai sẽ cất tiếng gáy đầu tiên và "cư xử như thể nó là con đầu đàn", theo nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Điều này cho thấy con gà trống có thứ hạng cao nhất sẽ được "quyết định" khi nào việc gáy bắt đầu, dựa trên nhịp sinh học riêng của chúng. Những con khác chỉ cần làm theo con đầu đàn hoặc sẽ gánh hậu quả.

Tóm lại, có nhiều điều ẩn chứa đằng sau tiếng gáy của những con gà trống. Chúng dùng tiếng gáy để khẳng định sự thống trị, địa vị xã hội của chúng trong đàn.

Người đàn ông thi gáy với gà trống siêu hài hước

'Tôi không nghĩ ông chủ hơi lại dài như vậy luôn á', gà trống said.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar