28/01/2018 08:06 GMT+7

Vì sao có người thường bị muỗi chích, người thì không?

ĐỒNG LỘC (Nguồn: Guardian, Current Biology)
ĐỒNG LỘC (Nguồn: Guardian, Current Biology)

TTO - Từ lâu nhiều người thắc mắc: vì sao có những người thường bị muỗi chích, còn người khác dường như muỗi 'không thèm'?

Muỗi - kẻ truyền bệnh nguy hiểm - Video: YOUTUBE

Trước đây khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao lại như vậy. Nhưng người ta cũng biết rằng khi nguồn "thực phẩm" khan hiếm, muỗi sẽ không còn kén cá chọn canh nữa mà sẽ chích bất kỳ ai chúng tìm thấy. Và chỉ có muỗi cái mới hút máu người vì chúng cần protein trong máu người để sản xuất trứng.

Muỗi dò ra vị trí con người chủ yếu từ lượng khí carbon điôxit (carbon dioxide - CO2) thải ra khi chúng ta hô hấp. Chúng có khả năng cảm nhận khí CO2 ở khoảng cách đến 30m. Do con người thở ra bằng đường mũi và miệng nên thu hút muỗi bay quanh đầu chúng ta. 

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington đã tìm ra cơ chế của việc chọn lựa "mục tiêu người" của loài muỗi. Họ đã hiểu được tại sao có những người lại thu hút loài muỗi cứ như thể cái nam châm hút muỗi vậy.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đưa những chiếc cổ tay áo có mùi mồ hôi người và những chiếc không mùi vào chỗ những con muỗi thí nghiệm. Đa số con muỗi sẽ tìm đến những chiếc tay áo có mùi mồ hôi. 

Vì sao có người thường bị muỗi chích, người thì không? - Ảnh 2.

Muỗi Aedes aegypti đang chích người - Ảnh: Guardian

Họ cũng "huấn luyện" một số con muỗi khác bằng cách cho chúng sống trong môi trường có mùi cơ thể người, nhưng có gắn những thiết bị rung để giả lập xung lực và chấn động của một cú đập muỗi (thu từ cú đập tay vào con muỗi của người thật). 

Khi những con muỗi đã qua huấn luyện này tiếp xúc với những chiếc tay áo có mùi mồ hôi, chúng sẽ tránh xa ra, không bị thu hút như những con muỗi chưa được huấn luyện.

Điều này dẫn đến kết luận: loài muỗi dù có bộ não bé tí nhưng chúng đủ thông minh để nhận biết rằng có những người mà nếu chúng tấn công thì nhiều khả năng sẽ lãnh một cú đập trời giáng để tránh xa người đó. Chúng có thể phân biệt được những cá nhân khác nhau thông qua mùi cơ thể của từng người.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có một số loại mùi cơ thể người thu hút muỗi nhiều hơn loại khác, có thể là do thành phần các chất cấu tạo của mồ hôi. Còn những người hiếm khi bị muỗi chích là do mùi cơ thể có chứa những chất mà muỗi không ưa. 

Vì sao có người thường bị muỗi chích, người thì không? - Ảnh 3.

Có những người thu hút muỗi cứ như thỏi nam châm - Ảnh: Guardian

Khi cho muỗi tiếp xúc với octenol, một chất có trong mồ hôi người kết hợp với việc tạo xung lực của cú đập, muỗi lập tức tránh xa, tương tự như phản ứng của chúng lúc tiếp xúc với thuốc trừ muỗi DEET nồng độ 40% vậy.

Nghiên cứu cũng phát hiện một điều quan trọng hơn có thể ứng dụng vào việc trừ muỗi trong tương lai. Đó là sự liên kết nhận thức của loài muỗi về một loại mùi người nào đó với khả năng bị đập chết, xuất phát từ một chất dẫn truyền thần kinh tên là dopamine

Những con muỗi bị các nhà nghiên cứu làm hỏng hệ thống truyền dẫn dopamine thì không còn bị thu hút bởi mùi người. Thêm nữa, chúng hầu như không còn phân biệt được mùi của những kẻ chắc chắn sẽ ra tay nện chúng với những người "hiền hòa" hiếm khi có phản ứng.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên là khi bị muỗi chích, người ta cứ mạnh dạn đập thẳng tay. Cơ chế nhận biết mùi cơ thể sẽ giúp cho những con muỗi đủ thông minh để nhận thức rằng nếu tấn công "cái mùi" đó lần nữa thì coi như tiêu đời.

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc phòng trừ muỗi một cách hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta sẽ áp dụng biện pháp chỉnh sửa gene di truyền của loài muỗi nhà để làm hỏng hệ thống dẫn truyền dopamine, làm chúng không còn bị thu hút bởi mùi cơ thể nữa. 

Đây là giải pháp được đánh giá là an toàn hơn so với dự định chỉnh sửa gene để triệt sản loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét.

Công trinh nghiên cứu này được công bố trên chuyên san sinh học Current Biology.

Vì sao có người thường bị muỗi chích, người thì không? - Ảnh 4.

Muỗi là loài động vật giết nhiều người nhất trên thế giới - Ảnh: GatesNotes

Muỗi - kẻ nguy hiểm nhất với con người

Muỗi là thuộc lớp côn trùng họ Culicidae. Chúng đã có mặt trên Trái đất từ 170 triệu năm nay.

Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5mg. Chúng có thể bay với tốc độ từ 1,5 đến 2,5 km/h.

Triệu chứng ngứa và sưng khi bị muỗi đốt là một phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt, chúng bơm một chút nước bọt để "gây tê", nên chúng ta không nhận ra đang bị muỗi đốt. Chất này còn có tác dụng chống đông máu nên muỗi có thể tự do hút máu đến no.

Động vật nguy hiểm nhất đối với con người không phải là hổ, cá mập hay rắn mà chính là muỗi. Trên thực tế, muỗi là loài động vật giết chết nhiều người nhất trên thế giới với khả năng truyền các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét và viêm não.

Hàng năm có khoảng 725.000 người chết và hơn nửa tỉ người mắc các bệnh truyền nhiễm, phần lớn ở châu Phi, là do bị muỗi truyền bệnh.

ĐỒNG LỘC (Nguồn: Guardian, Current Biology)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar