23/09/2017 11:46 GMT+7

Vì sao có động đất?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Chỉ sau hai ngày, trận động đất mạnh 7,1 độ richter ở Mexico đã làm thiệt mạng 273 người và bị thương 1.900 người. Điều gì đã gây nên thiệt hại kinh khủng đến vậy?

Vì sao có động đất? - Ảnh 1.

Trận động đất 7,1 độ richter vừa qua ở Mexico là một trong những trận động đất lớn nhất từng xảy ra ở nước này - Ảnh: REUTERS

Theo các chuyên gia, các rung chấn xảy ra hằng ngày trên Trái đất nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại, thậm chí không thể cảm nhận được.

Tuy nhiên một khi xuất hiện với cường độ cao, động đất gây ra những đợt rung lắc mạnh làm phá hủy cấu trúc của nhiều vật chất, đồng thời có thể kéo theo nhiều hệ quả đáng sợ khác như lở đất, lở tuyết, gây sóng thần… 

Ngoài ra động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn do hệ thống điện, gas trong các tòa nhà có thể bị hư hại.

Nhiều nguyên nhân

Vì sao có động đất? - Ảnh 2.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là một trong những khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa nhất trên Trái đất - Ảnh: National Geographic

Động đất là hiện tượng rung chuyển của mặt đất, gây ra do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất.

Theo ước tính, 90% trận động đất hiện tại trên Trái đất thuộc loại động đất kiến tạo. Cụ thể, theo thuyết kiến tạo mảng, lớp vỏ Trái đất được hình thành từ các mảng kiến tạo (có 7 mảng kiến tạo chính). Các mảng này không đứng yên một chỗ mà di chuyển liên tục trên một lớp vật chất nóng quánh dẻo.

Trong quá trình dịch chuyển, các mảng có thể va phải nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng sóng, là nguyên nhân chính gây ra động đất. Cũng chính vì vậy, động đất thường xảy ra nghiêm trọng hơn tại khu vực giao nhau giữa các mảng kiến tạo.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể làm động đất xuất hiện bao gồm thiên thạch va chạm vào Trái đất, các các vụ lở đất đá (có thể đất đá ngầm) với khối lượng lớn.

Bên cạnh đó, con người cũng có thể gây ra những rung động, ví dụ như sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác khoáng sản hay thử hạt nhân trong lòng đất.

Thang đo richter

Động đất tự nhiên thông thường là tập hợp các rung chấn có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định từ vài ngày đến vài tháng.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học có thể xác định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu (chấn tiêu) và ước tính cường độ của các trận động đất.

Để làm điều này, các nhà khoa học đã thiết kế ra những thang đo, trong đó phổ biến nhất là thang Richter (đặt theo tên của nhà nghiên cứu địa chấn người Hoa Kỳ). Cụ thể như sau:

Cường độ

Mức độ ảnh hưởng

Động đất từ 1 - 4 richter

Thường không nhận biết được hoặc có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại

Động đất từ 4 - 5 richter

Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể

Động đất từ 5 - 6 richter

Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt

Động đất từ 6 - 7 richter

Nhà cửa bị hư hại nhẹ

Động đất từ 7 - 8 richter

Cường độ mạnh, có thể phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, thường để lại vết nứt lớn hoặc gây hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

Động đất từ 8 - 9 richter

Cường độ rất mạnh tần suất khoảng 1 lần mỗi năm, có khả năng phá hủy gần hết cả thành phố, để lại nhiều vết nứt lớn, hoặc khiến cho vài tòa nhà bị lún.

Động đất trên 9 richter

Tàn phá cực lớn. Rất hiếm khi xảy ra, khoảng 1 lần mỗi 20 năm.

Ước tính, mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất mà các dụng cụ có thể ghi nhận được. Trong số đó có khoảng 100.000 vụ con người có thể cảm nhận được và tầm 1.000 vụ để lại thiệt hại.

"Cú đánh" mạnh nhất lịch sử thế giới

Vì sao có động đất? - Ảnh 3.

Cho đến nay, trận động đất Valdivia 9,5 độ richter ở Chile vẫn là trận động đất có cường độ mạnh nhất trên Trái đất - Ảnh: Pierre St. Amand

Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử có tên Valdivia xảy ra ở Chile ngày 22-5-1960, mạnh 9,5 độ richter khiến gần 5.000 người thiệt mạng và bị thương, đồng thời hơn 2 triệu người mất nhà cửa.

Kèm theo động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá Puerto Saavedra, một cảng biển của Chile. 38 giờ sau động đất, núi lửa Volcán Puyehue phun trào, đồng thời gây ra cột tro bụi cao khoảng 8km càng làm cho tình hình thêm tồi tệ.

Kết quả, thảm họa gây thiệt hại khoảng 550 triệu USD cho đất nước hình quả ớt này.

Động đất ở Việt Nam: số lượng nhiều hơn, cường độ yếu hơn

Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất mạnh là động đất Điện Biên (năm 1935) xảy ra ở đứt gãy Sông Mã mạnh 6,75 độ richter. Trận thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983) ở đứt gãy Sơn La, với cường độ 6,8 độ richter. Tuy nhiên chúng không gây thiệt hại đáng kể.

Từ năm 2005 trở lại đây, có vẻ ngày càng xuất hiện nhiều trận động đất hơn, có năm nhiều hơn đến 10 trận. Tuy nhiên theo các chuyên gia, động đất ghi nhận được có cường độ thì yếu hơn trước đây.

Ngày nay, những vùng có nguy cơ chịu động đất nhiều nhất ở nước ta là khu vực Tây Bắc, vùng núi khu vực Thừa Thiên - Huế - Quảng Nam cũng như các tỉnh nam miền Trung.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar