23/05/2018 15:14 GMT+7

Vì sao chim không có răng mà có mỏ?

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Loài chim - hậu duệ của khủng long, lẽ ra phải có răng nhưng theo thời gian tiến hóa, chúng chỉ còn có mỏ và nhờ đó mới sống sót. Lại thêm một giả thuyết mới thú vị nữa.

Vì sao chim không có răng mà có mỏ? - Ảnh 1.

Nguồn gốc mỏ chim tạo ra nhiều giả thuyết thú vị - Ảnh: AFP

Trong nghiên cứu được đăng tải ngày 23-5 trên tạp chí Biology Letters, nhóm nghiên cứu của ĐH Bonn (Đức) khẳng định loài chim "thay răng bằng mỏ" để thời gian thành hình trong trứng nhanh hơn và nhờ đó khả năng sống sót cao hơn.

Các loài chim hiện nay chỉ có mỏ mà không có răng, không giống như một số loài tổ tiên của chúng ở kỷ trung sinh (từ 251 triệu năm đến 65 triệu năm trước Công nguyên).

Đã có nhiều giả thuyết giải thích về lý do chim có mỏ mà không có răng. Theo một số nhà nghiên cứu, sự biến mất răng cho phép đầu chim nhẹ hơn và nhờ đó nó bay nhanh hơn, tốt hơn.

Có mỏ để ăn hạt vẫn chưa chuẩn

Nhưng cách giải thích này lại không lý giải được vì sao một số khủng long ăn thịt ở kỷ trung sinh không thể bay được dù chúng chỉ có mỏ và không có răng.

Đến hiện nay, giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là hàm răng mất đi do thay đổi cách ăn uống. Mỏ chim phát triển dài ra và linh hoạt hơn để giúp gắp một số loại thức ăn như hạt.

Cách này giúp chúng sống sót tốt hơn ở giai đoạn tuyệt chủng các giống loài cách đây 65 triệu năm, do thiên thạch khổng lồ va vào trái đất và làm thay đổi đột ngột khí hậu toàn cầu.

Đó là giả thuyết của các nhà khoa học thuộc ĐH Toronto (Canada). Theo đó, tổ tiên của loài chim hiện đại có cấu tạo mỏ cứng và chế độ ăn hạt cây. Và đây chính là nguyên nhân giúp chúng sống sót qua thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.

Cách đây hơn 60 triệu năm, thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái Đất đã khiến khí hậu biến đổi, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm tột độ... dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật như khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim).

Vì sao chim không có răng mà có mỏ? - Ảnh 2.

Thiên thạch đâm sầm xuống địa cầu từng gây ra cuộc đại tuyệt chủng - Ảnh: MAXX

Nhưng loài chim có mỏ nhưng không có răng lại sống sót một cách kỳ lạ qua cuộc đại tuyệt chủng đó.

Từ dữ liệu phân tích hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran, các chuyên gia cho rằng, chính chế độ ăn là yếu tố chính giúp tổ tiên loài chim hiện đại sống sót lúc đó.

Nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy vào kỷ phấn Trắng, họ hàng chim hiện đại ăn các loại hạt. Và các loài chim hiện đại đều có mỏ nhưng không có răng. Điều này có nghĩa là cách đây 60 triệu năm những loài chim có răng đã bị tuyệt chủng hết rồi, chỉ còn các loài chim không răng nhờ thực đơn ăn hạt sống sót tới ngày nay.

Không cần răng để không bị... ăn

Nay các nhà nghiên cứu của ĐH Bonn đưa ra giả thuyết mới liên quan đến cách thức sinh sản của loài khủng long chim và thời gian ấp trứng.

Các nhà khoa học Đức dựa trên nghiên cứu mới đây của các nhà cổ sinh vật học người Mỹ về thời gian trứng nở rất chậm của loài khủng long xưa kia. Nó có thể mất nhiều tháng, như với loài bò sát tiền sử, trong khi thời gian ấp nở của các loài chim hiện nay ngắn hơn nhiều (từ độ mươi ngày đến vài tuần lễ mà thôi).

Vấn đề nằm ở chuyện những chiếc răng: thời gian để "tạo hình" bộ răng của con non chiếm đến 60% tổng thời gian để nó thành hình.

Các nhà khoa học Tzu-Ruei Yang và Martin Sander của trường ĐH Bonn khẳng định rằng khủng long thời xưa mất nhiều tháng để chào đời chủ yếu là do mất thời gian chờ bộ răng mọc đủ.

Thế mà trứng lại là món khoái khẩu của nhiều loài ăn thịt khác, trong khi đa số loài khủng long thời đó chỉ đẻ trứng rồi chôn xuống đất chứ không ấp ủ, không trông chừng bảo vệ gì cả.

Vì thế thời gian trứng nở càng kéo dài thì cơ hội bị ăn mất càng cao.

"Chúng tôi cho rằng chọn lọc tự nhiên theo kiểu không cần hàm răng thực ra chỉ là tác dụng phụ của sự chọn lọc dựa trên sự phát triển phôi thai nhanh hơn, tức thời gian trứng nở sẽ ngắn hơn", hai tác giả nhận định.

Hai nhà khoa học cho rằng nhận định này cũng giải thích được luôn trường hợp mất hàm răng và phát triển mỏ ở một số loài khủng long không thuộc họ chim.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar