08/01/2020 11:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao cháy rừng khủng khiếp ở Úc?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Mặc dù cháy rừng vẫn là chuyện xảy ra theo mùa ở Úc và cũng từng có những vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề trước đây, song 'mùa cháy rừng' năm nay ở Úc bắt đầu sớm bất thường và dự kiến kéo dài nhiều tháng nữa.

Vì sao cháy rừng khủng khiếp ở Úc? - Ảnh 1.

Một chiếc ôtô bị thiêu rụi ở đường Quinlans sau vụ cháy rừng xuyên đêm ở Quaama, bang New South Wales hôm 6-1 - Ảnh: AFP

Mùa cháy rừng vốn dĩ đã tệ lại còn tệ hơn với xu hướng nóng/khô sẵn của thời tiết.

Ông Andrew Watkins (trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc)

2019 là năm nóng và khô kỷ lục của Úc. Tháng 12 năm ngoái là một trong hai tháng nóng nhất lịch sử nước này. Giới chuyên gia cho rằng các nguyên nhân chính gây cháy rừng là biến đổi khí hậu, loại cây dễ bắt lửa và thời tiết.

Hội tụ nhiều yếu tố

Trang Phys.org dẫn phân tích của ông Chris Field - trưởng khoa môi trường học Đại học Stanford (California, Mỹ), đồng thời là chủ trì báo cáo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu và những hiện tượng cực đoan - cho rằng: "Tình trạng này về cơ bản là sự hội tụ khủng khiếp của nhiều yếu tố".

Cũng theo ông Chris Field, đây là một trong những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là tệ nhất ông từng thấy. "Những đám cháy rừng là sự thể hiện mang tính biểu tượng cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu" - ông Field nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Mike Flannigan - nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta ở Canada - cho rằng các đám cháy rừng của Úc là "ví dụ của biến đổi khí hậu". Trên thực tế, báo cáo tóm lược của Chính phủ Úc năm 2019 về cháy rừng và biến đổi khí hậu cũng thừa nhận: "Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn tới những tình trạng thời tiết nguy hiểm hơn vì cháy rừng trong nhiều thập kỷ qua với nhiều khu vực của Úc".

Mặc dù không nghi ngờ về việc Trái đất nóng lên là một phần lớn nguyên nhân, song các nhà khoa học, gồm cả những người nghiên cứu về hỏa hoạn và những chuyên gia thời tiết, đều cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất. 

Năm ngoái nước Úc chứng kiến thời tiết nóng và khô kỷ lục. Theo Cơ quan Khí tượng Úc, mức nhiệt trung bình theo năm của năm 2019 cao hơn 1,5oC so với mức nhiệt trung bình giai đoạn từ 1960-1990. Nhiệt độ ở Úc trong tháng 12 có lúc đã lên tới 49,9oC.

Trên thực tế, ông Andrew Watkins - trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc - thừa nhận thời tiết là một nhân tố đáng kể khiến mùa cháy rừng năm nay cực đoan hơn. Tình trạng đột ngột ấm lên của tầng bình lưu ở Nam cực trong tháng 9 năm ngoái đã làm thay đổi những điều kiện thời tiết thông thường của Úc, khiến từ giữa tháng 10 trở đi xuất hiện những luồng gió mạnh liên tục thổi từ hướng tây, mang không khí nóng từ lục địa ra bờ biển. 

"Với môi trường khô như vậy, nhiều đám cháy đã phát sinh vì tia chớp (các cơn dông gây sấm chớp nhưng lại rất ít mưa)" - ông Watkins giải thích.

Ngoài ra, theo ông Flannigan, cây bạch đàn vốn phổ biến ở Úc cũng là nhân tố khiến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn. Ông Flannigan ví chúng dễ cháy "như chứa xăng dầu trên cây", với tinh dầu trong thân cây, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Ngoài ra, khi độ ẩm hạ thấp, không khí khô hơn, các đám cháy lại càng dễ lan xa.

Thiên tai hay nhân tai?

Theo ông Flannigan, vẫn là quá sớm để biết chính xác nguyên nhân làm phát sinh các đám cháy rừng, bởi cháy rừng chỉ mới bùng phát gần đây và hiện mọi cơ quan chức năng vẫn đang ưu tiên dành thời gian kiểm soát các đám cháy.

Dù con người là nhân tố lớn gây hỏa hoạn ở Úc, song những nguyên nhân do tai nạn cũng thường xảy ra như các vụ chập, cháy từ xe cộ hay dây điện. Mặc dù các đầu mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút thường không gây hỏa hoạn, song trong điều kiện thời tiết khô nóng, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. 

Ông Flannigan cho rằng không có cách nào để kiểm soát cháy rừng. "Chúng sẽ cháy ở nhiều nơi cho tới khi ra tới bờ biển" - ông nói.

Dự đoán về xu thế trong tương lai của tình trạng cháy rừng ở Úc, bà Nerilie Abram - nhà khoa học khí hậu của Đại học Quốc gia Úc - cảnh báo: "Mùa cháy cực đoan ở Úc năm 2019 đã được dự đoán. 

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là liệu chúng ta có thể chấp nhận việc này ở mức độ tồi tệ đến thế nào? Đây mới chỉ là những gì xảy ra khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1oC, chúng ta có thực sự muốn chứng kiến những ảnh hưởng khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3oC hay hơn nữa không, vì đó chính là quỹ đạo chúng ta đang bị cuốn theo nó".

Cháy rừng theo mùa đã thay đổi

Theo ông Andrew Watkins, tình trạng khô hạn của Úc từ cuối năm 2017 cho tới nay ít nhất cũng tương đương với mùa hạn nhất năm 1902 của Úc. Chuyên gia này cho rằng điều này rất có thể do các yếu tố nhiệt độ nước biển ở Ấn Độ Dương và xu hướng khô hạn kéo dài. Theo ông Andrew Watkins, hiện tượng cháy rừng theo mùa ở Úc đã thay đổi. Theo đó, mùa này kéo dài hơn từ 2-4 tháng và cũng bắt đầu sớm, đặc biệt ở khu vực phía nam và phía đông.

Úc buộc tội 24 người cố tình gây hỏa hoạn giữa thảm họa cháy rừng

TTO - Lực lượng cảnh sát New South Wales đã bắt 24 người vì tội cố tình gây hỏa hoạn tại tiểu bang này, từ đầu tháng 11-2019 cho tới nay, giữa lúc cháy rừng đang lan rộng khắp nước Úc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar