20/01/2022 08:51 GMT+7

Vì sao bầu trời thành phố mù mịt khói sương?

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Những ngày cuối năm 2021 và đầu năm 2022, thời tiết tại TP.HCM tù mù từ sáng tới trưa, tầm nhìn hạn chế vì cả TP bị bao phủ bởi một lớp mù dày đặc.

Vì sao bầu trời thành phố mù mịt khói sương? - Ảnh 1.

TP.HCM bị lớp mù dày đặc bao phủ - Ảnh: L.P.

Nhiều bạn đọc gọi đến đường dây nóng Tuổi Trẻ lo lắng không biết là sương mù hay bụi bẩn?

Trả lời Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Mai Tuấn Anh, giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) TP.HCM, cho biết kết quả đo chất lượng không khí của trung tâm cho thấy 91,5% đạt quy chuẩn của Bộ TN&MT. Các giá trị vượt chuẩn còn lại cũng chỉ vượt rất nhẹ, chưa tới mức gây hại cho sức khỏe.

Kết quả quan trắc bụi PM2.5 bằng phương pháp chuẩn (hút mẫu không khí qua giấy lọc trong 24 giờ và đem đi cân) tại 28 vị trí ở TP.HCM cho thấy chất lượng không khí ở mức cho phép.

Trong khi đó, theo số liệu từ một số ứng dụng quan trắc không khí, chỉ số AQI (Air Quality Index) - chỉ số báo cáo chất lượng không khí hằng ngày - cho thấy không khí tại TP.HCM bị ô nhiễm nặng. 

Các ứng dụng như Healthy AIR do Viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) phát triển và AirVisual (do Tổ chức IQAir AirVisual quản lý) đều phát cảnh báo các chỉ số bụi mịn PM 2.5, NO2, CO, SO2 trong không khí rất cao trong những ngày trời mù. Việc này được giải thích như thế nào?

"Các thiết bị đo chất lượng không khí tự động lắp đặt hiện nay trên địa bàn TP.HCM cung cấp số liệu cho ứng dụng Healthy AIR - thiết bị đo theo nguyên lý quang học (đo độ hấp thụ ánh sáng của các hạt trong không khí). Về bản chất thì các hạt này có thể ở thể lỏng, hơi hoặc rắn nhưng phương pháp này không phân biệt được các hạt ở thể lỏng, hơi hay rắn. 

Do đó trong thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí cao hình thành sương thì kết quả đo cũng tăng theo. Nếu muốn sử dụng số liệu này thì phải hiệu chỉnh, cân chỉnh độ ẩm cũng như các số liệu khác theo tiêu chuẩn Bộ TN&MT" - ông Mai Tuấn Anh lý giải.

Về tình trạng trời mù mịt từ sáng tới trưa, đại diện Sở TN&MT cho biết đây là hiện tượng diễn ra thường niên tại TP.HCM. Vào thời điểm cuối năm, nhiệt độ tại TP xuống thấp và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (10 - 12 độ C hoặc hơn). 

Khi có độ chênh lệch như vậy sẽ gây ra hiện tượng nghịch đảo nhiệt cục bộ. Lúc này, nhiệt độ các lớp không khí gần mặt đất thấp hơn nhiệt độ lớp không khí tầng cao, hai lớp không khí không thể đối lưu tạo ra lớp mù sương nhất là tại vị trí sông hồ.

Sở TN&MT khẳng định lớp sương mù này về bản chất là hơi nước nên không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tạo mù gây cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng đến công tác quan trắc không khí.

TP.HCM tù mù cả ngày do ô nhiễm

TTO - 5 ngày vừa qua thời tiết tại TP.HCM tù mù từ sáng tới trưa, cả TP bị bao phủ bởi một lớp mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, nhiều người dân lo lắng không biết là sương mù hay bụi bẩn.

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar