03/11/2024 06:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao bầu cử Mỹ luôn rơi vào thứ Ba đầu tháng 11?

Trong gần 200 năm, các cuộc bầu cử Mỹ luôn được tổ chức vào thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11 với những lý do cực kỳ đặc biệt.

Vì sao bầu cử Mỹ luôn rơi vào thứ Ba đầu tháng 11? - Ảnh 1.

Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật vào năm 1845 quy định rằng bầu cử phải diễn ra vào "thứ ba ngay sau thứ hai đầu tiên của tháng 11" trên toàn quốc - Ảnh: REUTERS

Hầu hết các quốc gia trên thế giới tổ chức bầu cử vào cuối tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, nước Mỹ lại là một ngoại lệ khi ngày bầu cử luôn diễn ra vào thứ ba ngay sau thứ hai đầu tiên của tháng 11.

Diễn ra vào một ngày duy nhất

Thực chất, việc tổ chức bầu cử vào mốc thời gian cố định như trên được Quốc hội Mỹ quy định trong một đạo luật thông qua năm 1845. Quyết định này nhằm mang lại sự đồng nhất cho công tác bầu cử trên tất cả các bang.

Trước khi đạo luật trên được thông qua, các bang tự quyết định ngày bầu cử của riêng mình. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng nhất, thiếu công bằng lớn về thời gian cũng như kết quả bầu cử.

Các bang bỏ phiếu sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả ở các bang bỏ phiếu muộn hơn, đồng thời tạo điều kiện để nạn gian lận và thao túng phiếu bầu hoành hành.

Chính vì thế, để đảm bảo bầu cử công bằng và được kiểm soát chặt chẽ hơn, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật liên bang vào ngày 23-1-1845, quy định các cuộc bầu cử trên cả nước phải được diễn ra cùng một ngày.

Tại sao phải là thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11?

Vì sao bầu cử Mỹ luôn rơi vào thứ Ba đầu tháng 11? - Ảnh 2.

Lựa chọn ngày thứ ba của tháng 11 chịu tác động của bối cảnh Mỹ vào thế kỷ 19 - Ảnh: ENLACE LATINO

Theo chuyên trang History.com, việc lựa chọn ngày này chịu tác động của lịch sử, văn hóa và xã hội của Mỹ vào thế kỷ 19.

Khi ấy, Mỹ còn là nước phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và phần lớn cử tri là nông dân. Họ sống trên các nông trại ở xa địa điểm bỏ phiếu và thường phải tốn một ngày để đến nơi bầu cử.

Vì thế, việc chọn ngày bầu cử cần đảm bảo tạo thuận tiện cho đa số người dân, đồng thời không làm gián đoạn công việc đồng áng của họ.

Đầu tháng 11 được chọn làm thời điểm tổ chức bầu cử vì đây là thời điểm vừa kết thúc vụ thu hoạch, đa phần các nông dân đều rảnh rang. 

Thông thường vào khoảng thời gian này tiết trời mùa đông cũng chưa quá lạnh lẽo, khắc nghiệt, thuận lợi để người dân đi bầu.

Ngay từ những ngày ấy, Mỹ đã là quốc gia có dân số đa phần là tín đồ công giáo. Do đó, ngày bầu cử không thể diễn ra vào chủ nhật để tạo điều kiện cho người dân đi lễ nhà thờ.

Trong khi đó, thứ tư lại là ngày họp chợ của nông dân, khiến việc tổ chức bầu cử vào ngày này cũng gây ra nhiều bất cập.

Trong bối cảnh đó, giới cầm quyền Mỹ khi ấy cân nhắc phương án một trong hai ngày đầu tuần. Lựa chọn ngày thứ ba cho phép người dân đi lễ chủ nhật, di chuyển đến điểm bỏ phiếu trong suốt thứ hai, bỏ phiếu vào thứ ba và về nhà kịp thứ tư để dự hội chợ.

Đồng thời, quy tắc "thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên" cũng đảm bảo ngày bầu cử không rơi vào ngày 1-11 - một ngày lễ tôn giáo lớn của Thiên Chúa giáo. Bên cạnh đó ngày đầu tháng cũng là ngày các thương nhân thường làm thống kê sổ sách của tháng trước.

Ngày nay, truyền thống lâu đời này vẫn được duy trì cho dù xã hội Mỹ đã có sự thay đổi toàn diện. Một phần vì mô hình chọn thời gian hiện tại chưa mang đến nhiều bất cập, phần khác vì việc thay đổi sẽ yêu cầu một đạo luật mới của Quốc hội, vốn tốn nhiều công sức và giấy mực không cần thiết.

Để giải quyết nhu cầu linh hoạt thời điểm bầu cử của cử tri, trong những kỳ bầu cử Mỹ gần đây, chính quyền liên bang và địa phương đã ngày một nới lỏng yêu cầu để người dân bầu cử sớm trực tiếp hoặc bỏ phiếu qua thư.

Để không bỏ lỡ các thông tin liên quan bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.

Những lá phiếu đại cử tri trong bầu cử Mỹ

Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí hướng tới các dự án cụ thể và mang tính biểu tượng trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar