04/10/2019 17:31 GMT+7

Vi phạm hành chính: Phạt xả rác có đến 3 nghị định

ÁI NHÂN
ÁI NHÂN

TTO - Cùng hành vi xả rác nơi công cộng, nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt 300.000-400.000 đồng, nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt 1-2 triệu, còn nghị định 155/2016/NĐ-CP phạt 5-7 triệu...

Vi phạm hành chính: Phạt xả rác có đến 3 nghị định - Ảnh 1.

PGS.TS Bùi Xuân Hải - phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo - Ảnh:CTV

Nhiều vướng mắc, bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính được phân tích, mổ xẻ tại hội thảo quốc tế “Chế tài trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia” do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 4-10.

PGS.TS Bùi Xuân Hải, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng hiện nay Việt Nam có khoảng 70 nghị định quy định chế tài trong xử phạt hành chính và còn nhiều chồng chéo, bất cập, vướng mắc… Hội thảo nhằm phân tích thực trạng, đánh giá kinh nghiệm quốc tế và đề xuất, kiến nghị sửa đổi.

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Phan Thị Bình Thuận chỉ ra một số ví dụ điển hình: Hành vi xả rác nơi công cộng theo nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bị xử phạt 300.000-400.000 đồng, theo nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt 5-7 triệu đồng, còn theo nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt 1-2 triệu đồng.

Tương tự, hành vi gây mất trât tự tại sân bay cũng có 2 mức xử phạt khác nhau gồm 100.000-300.000 đồng (nghị định 167/2013/NĐ-CP) và 3-5 triệu đồng (nếu theo nghị định 162/2018/NĐ-CP).

Theo thống kê, địa bàn TP.HCM từ năm 2014 đến 2017 phát hiện và xử phạt hơn 3,5 triệu vụ vi phạm hành chính. Các năm 2016-2018 thì có gần 2,5 triệu vụ việc xử phạt.

Quy định hiện hành, tùy từng lĩnh vực khác nhau mà mức phạt tiền tối đa từ 30 triệu đồng đến 1 tỉ đồng. Theo quy định, có đến 183 chức danh thuộc các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (chưa kể các chức danh có chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định).

PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp, phó chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng mức phạt tiền vi phạm hành chính là quá cao, không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời, bộ máy hành chính đang dành quá nhiều thời gian vào việc xử phạt vi phạm hành chính.

Về thủ tục xử phạt, PGS.TS Cảnh Hợp chỉ ra: việc xử phạt chỉ theo thủ tục hành chính, thủ tục xử phạt thiếu công khai; không có mặt người bị xử phạt, không có sự tham gia của luật sư; không có quy định về việc xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ...

"Nói chung là một thủ tục xử phạt có nhiều nguy cơ của sự tùy tiện, tiêu cực, vi phạm quyền con người…", ông Hợp khẳng định.

Phạt hành chính, có hồ sơ cũng cần biên bản vi phạm

TTO - Dù có tài liệu phát sinh sau, việc phạt hành chính cũng không thể không có biên bản vi phạm. Đó là quan điểm các chuyên gia pháp luật trước việc công an ra quyết định phạt hành chính nhà báo Quang Thế.

ÁI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ghi sổ tang, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar