28/01/2024 10:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vi khuẩn và nấm gây bệnh 'hung hãn' hơn trên Trạm vũ trụ quốc tế

Nghiên cứu nhận thấy rau diếp và các loại cây khác dễ bị nhiễm vi khuẩn trong không gian hơn trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Delaware đang xem xét thực vật trồng trong không gian dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hơn so với trồng ở Trái đất - Ảnh: UNIVERSITY OF DELAWA

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Delaware đang xem xét thực vật trồng trong không gian dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hơn so với trồng ở Trái đất - Ảnh: UNIVERSITY OF DELAWA

Đã hơn 3 năm kể từ khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đưa rau diếp trồng trong không gian, rau này trở thành một món ăn trong thực đơn dành cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Theo trang Scitech Daily, có một vấn đề đặt ra: Trạm ISS có rất nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nhiều vi khuẩn gây bệnh tại ISS rất "hung hãn" và có thể dễ dàng xâm chiếm mô của rau diếp và các loại cây khác.

Một khi các phi hành gia ăn rau diếp bị nhiễm vi khuẩn E. coli hoặc Salmonella, họ có thể bị bệnh.

Với hàng tỉ USD được NASA và các công ty tư nhân như SpaceX đổ vào hoạt động thám hiểm không gian mỗi năm, một số nhà nghiên cứu lo ngại đợt bùng phát bệnh do thực phẩm trên Trạm ISS có thể làm hỏng sứ mệnh.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports và tạp chí khoa học mở npj MicroGravity, các nhà nghiên cứu của Đại học Delaware (UD), Mỹ, đã thử nghiệm trồng rau diếp trong điều kiện mô phỏng môi trường không trọng lực trên Trạm ISS.

Thực vật là bậc thầy về cảm nhận trọng lực và chúng dùng rễ để tìm ra trọng lực. Cây trồng tại UD được tiếp xúc với môi trường vi trọng lực mô phỏng bằng cách quay. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những cây này thực sự dễ bị nhiễm trùng từ mầm bệnh ở người, vi khuẩn Salmonella.

Ông Noah Totsline, tại khoa khoa học đất và thực vật của UD, cho biết lỗ thở - các lỗ nhỏ trên lá và thân cây dùng để thở - thường đóng lại để bảo vệ cây khi nó cảm nhận được tác nhân gây căng thẳng. Nhưng khi nhóm nghiên cứu thêm vi khuẩn vào rau diếp theo mô phỏng vi trọng lực, họ nhận thấy các loại rau lá xanh mở rộng lỗ thở thay vì đóng chúng lại.

Ông Totsline nói đó là điều thực sự bất ngờ.

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi. Chúng có trên chúng ta, trên động vật, trên thực phẩm chúng ta ăn và trong môi trường.

Vì vậy, một cách tự nhiên, giáo sư an toàn thực phẩm vi sinh vật Kali Kniel của UD cho rằng dù con người ở đâu, đều có khả năng các mầm bệnh vi khuẩn cùng tồn tại.

Giảm thiểu rủi ro cho người trên ISS

Theo NASA, có khoảng 7 người cùng sống và làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế rộng bằng một ngôi nhà sáu phòng ngủ. Tuy không phải là môi trường chật hẹp nhất, đây vẫn là nơi vi trùng có thể tàn phá.

“Chúng ta cần chuẩn bị và giảm thiểu rủi ro trong không gian cho những người hiện đang sống trên Trạm vũ trụ quốc tế và những người có thể sống ở đó trong tương lai.

Điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn cách mầm bệnh vi khuẩn phản ứng với môi trường vi trọng lực để phát triển các chiến lược giảm thiểu thích hợp”, giáo sư Kniel nói.

Nấm xâm nhập, phá hoại trạm vũ trụ quốc tế

'Chúng ta sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn nấm khi dấn thân vào không gian, lên trạm vũ trụ, vì vậy chúng ta cần hiểu về chúng', các nhà khoa học chia sẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar