18/09/2019 09:20 GMT+7

Vi khuẩn kháng kháng sinh đe dọa cá heo tự nhiên

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Một nghiên cứu kỳ công thực hiện trong gần 13 năm cho thấy cá heo trong tự nhiên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại vi khuẩn kháng kháng sinh - điều tưởng chỉ xảy ra ở người.

Vi khuẩn kháng kháng sinh đe dọa cá heo tự nhiên - Ảnh 1.

Loài cá heo mũi chai được dùng trong nghiên cứu về hiện tượng kháng kháng sinh - Ảnh: BBC

Trong nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí khoa học uy tín Aquatic Mammals, các nhà khoa học thuộc ĐH Florida Atlantic (Mỹ) cho biết họ đã nghiên cứu những đàn cá heo tự nhiên sống tại khu vực đầm phá sông Indian, Florida suốt giai đoạn 2003-2015.

Họ liên tục thu thập khoảng 733 loại vi khuẩn từ 171 con cá heo trong khu vực để phân tích chỉ số kháng kháng sinh trên mỗi loại mầm bệnh khác nhau.

Kết quả, 88,2% trong số 733 loại vi khuẩn được khảo sát có khả năng chống lại được ít nhất 1 loại kháng sinh, bao gồm 91,6% kháng loại erythromycin, 77,3% kháng loại ampicillin và 61,7% kháng loại cephalothin.

Tệ hơn, tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn kháng kháng sinh này ngày càng gia tăng trong những quần thể cá heo qua 13 năm nghiên cứu.

"Năm 2009, khi nhận thấy tỉ lệ mang vi khuẩn kháng kháng sinh cao bất thường ở cá heo, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Kể từ đó, nhóm theo dõi liên tục và ghi nhận tình trạng kháng kháng sinh gia tăng đáng kể" - Adam Schaefer, trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Đặc biệt, số lượng cá heo chứa vi khuẩn kháng kháng sinh cao được ghi nhận chủ yếu ở những nơi con người dùng nhiều thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn kháng kháng sinh đe dọa cá heo tự nhiên - Ảnh 2.

Quần thể cá heo mũi chai ở khu vực đầm phá sông Indiana - Ảnh: Brian Cousin

Các nhà khoa học nghi ngờ một số chất kháng sinh có thể theo những hoạt động của con người đi trực tiếp vào sông ngòi, hoặc gián tiếp thông qua môi trường đất, rồi tác động đến các động vật thủy sinh.

Adam Schaefer cho rằng công trình của nhóm đã chỉ ra hiện tượng kháng kháng sinh đã tác động mạnh đến tự nhiên như thế nào, ảnh hưởng đến cả sinh vật tự nhiên dưới nước - điều ít ai ngờ tới.

Trang Telegraph (Anh) cho biết nếu trước đây con người thường mắc các loại vi khuẩn kháng kháng sinh chủ yếu trong môi trường y khoa, thì nay không loại trừ nguy cơ bị ảnh hưởng từ nước sông, biển… như cá heo gặp phải.

Thậm chí những người thích ăn hải sản sống cũng nên cảnh giác bởi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ các vi khuẩn kháng kháng sinh ký sinh trên động vật biển.

Theo nhiều chuyên gia, kháng kháng sinh có thể là một mối đe dọa trong tương lai, biến các bệnh truyền nhiễm phổ biến trở nên nguy hiểm. Tuần qua Tổ chức Y tế công cộng Anh (PHE) công bố số liệu cho biết trong vòng 10 năm trở lại đây, họ đã phát hiện đến 19 loại vi khuẩn kháng kháng sinh mới.

Nguyên nhân là do người dân sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh, bên cạnh việc nghiên cứu các loại thuốc kháng sinh mới chưa cho thấy hiệu quả.

Theo thống kê của PHE, khoảng 5.000 ca tử vong ở Anh mỗi năm có liên quan đến vi khuẩn kháng kháng sinh.

Các con sông đang nhiễm đầy kháng sinh

TTO - Nghiên cứu cấp độ toàn cầu phát hiện tồn dư kháng sinh trong 2/3 mẫu nước tại 72 quốc gia. Điều này có nghĩa là hàng trăm con sông khắp thế giới có nồng độ kháng sinh rất cao.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar