10/06/2022 14:11 GMT+7

Vi khuẩn 'ăn thịt người' gây bệnh Whitmore có thật sự đáng sợ?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trường hợp bé gái 9 tuổi ở Đắk Lắk bị nhiễm Whitmore (do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, còn gọi 'vi khuẩn ăn thịt người') lại dấy lên nỗi lo lắng khi chúng xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan.

Vi khuẩn ăn thịt người gây bệnh Whitmore có thật sự đáng sợ? - Ảnh 1.

Một ca nhập viện vì "vi khuẩn ăn thịt người" ở Đà Nẵng - Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng cung cấp

Vậy bệnh này có thật sự đáng sợ?

Rất hiếm lây từ người sang người

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trường hợp bé gái 9 tuổi nêu trên được người nhà đưa vào nhập viện tại khoa nhi tổng hợp Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ C, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động.

Góc hàm trái của bệnh nhi có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều; há miệng hạn chế; họng đỏ nhẹ loét chợt đầu lưỡi 1 nốt; ăn uống kém, không nôn; bụng mềm, gan lách không lớn, cổ mềm.

Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (hay Whitmore, còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") với chẩn đoán hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên, nhiễm trùng huyết, viêm màng não.

Vi khuẩn này cũng đã làm nhiều trường hợp tử vong trong những năm gần đây. Riêng trong năm 2020, vào đợt lũ diễn ra vào tháng 10 ở tỉnh Quảng Trị đã có tới 30 người ở địa phương nhiễm Whitmore, trong đó có 4 người tử vong.

Theo các tài liệu y khoa, bệnh Whitmore (còn được gọi là bệnh Melioidosis) là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Những nghiên cứu trong thời gian gần đây ở nước ta cho thấy bệnh phân bố ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Tỉ lệ tử vong do bệnh khá cao, trên 40%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng.

Về đường xâm nhập của vi khuẩn, bác sĩ Lê Bửu Châu - trưởng khoa nhiễm B, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - cho biết vi khuẩn thường xâm nhập từ vùng da bị trầy sướt. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao động phù hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra còn ghi nhận người mắc bệnh do hít phải những hạt bụi có chứa vi khuẩn hay dùng nước uống, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn chưa được xử lý đúng cách. Về lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người ở bệnh này cực kỳ hiếm gặp.

Cần hiểu đúng cách gọi "vi khuẩn ăn thịt người"

Bác sĩ Châu cho biết thêm, sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng lẻ hay phối hợp.

Cụ thể như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da…

Bên cạnh đó còn những trường hợp tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể, chính vì thế người dân hay gọi là bệnh do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người". Theo bác sĩ Châu, cách gọi không đúng, có thể gây hiểu nhầm, hoang mang cho người dân.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng cho rằng cách suy nghĩ về bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" phải được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu…

Phòng bệnh bằng cách nào?

Các bác sĩ cho biết, đến nay bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh gan mãn… bằng cách sử dụng đồ bảo hộ như mang găng tay cao su, đi ủng.

Khi có vết thương nhiễm bẩn đất hoặc nước môi trường cần rửa sạch vết thương ngay với xà phòng và nước sạch.

Cần che chắn vết thương hở, tránh tiếp xúc với đất hoặc nước cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Không ăn thức ăn hoặc dùng nước uống chưa qua xử lý có thể nhiễm vi khuẩn.

Khi ra ngoài, tránh mưa lớn và các đám mây bụi, nếu gặp phải môi trường khói bụi, cần che chắn tốt đường hô hấp.

Khi cơ thể có biểu hiện sốt cao, suy hô hấp, tụt huyết áp hoặc có biểu hiện sốt kéo dài, viêm khớp, loét một hay nhiều vùng da trên người không nên tự điều trị mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và điều trị sớm.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thực 'ăn thịt người', nguy hiểm ra sao?

TTO - 5 người chết, hơn 30 người nhập viện điều trị vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Tại sao vi khuẩn này khiến nhiều người nhiễm phải? Làm sao ngăn bệnh?

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar