17/03/2020 11:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Về và ở lại!

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Về để có được cảm giác chở che, ở lại vì thấy được an toàn. Chọn Việt Nam hay cảm ơn Việt Nam cũng là bình thường thôi, bởi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam hiệu quả, với tinh thần phòng chống lên rất cao trong nhân dân.

Về và ở lại! - Ảnh 1.

Hành khách nước ngoài khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khi ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới kiểm soát hoặc đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lan rộng, những công dân trong thời toàn cầu hóa phải đối mặt với một quyết định khó khăn: về hay ở lại, và địa chỉ mà mọi người đều muốn hướng đến trong mùa dịch đó là Việt Nam.

Đầu tháng này, "vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn thuê chuyên cơ để đưa con gái đang sống ở Anh về Việt Nam chữa trị thay vì tự cách ly ở nhà tại nước Anh theo yêu cầu của giới chức sở tại.

Giải thích cho quyết định này, người đại diện truyền thông của gia đình cho biết ông Jonathan Hạnh Nguyễn và vợ rất lo cho con, đồng thời rất tin tưởng vào hệ thống y tế chống dịch bệnh tại Việt Nam.

Khi dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc, nhiều công dân của nước này đã chọn giải pháp gia hạn visa ở Việt Nam để tránh dịch. Cụ thể, theo thông tin từ các đơn vị làm dịch vụ visa cho người nước ngoài tại Đà Nẵng, số người Hàn Quốc đến làm thủ tục gia hạn visa tăng mạnh thời gian gần đây.

Trên các diễn đàn expat (công dân quốc tế) ở Việt Nam, nhiều người nước ngoài nói với nhau giờ ở lại Việt Nam an toàn hơn về những quốc gia như Mỹ và châu Âu, đồng thời khen công tác phòng chống dịch của Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và nhiều tổ chức, chuyên gia thế giới cũng đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh.

Mới đây, đại diện WHO ở Việt Nam đánh giá cao chiến lược "4 tại chỗ" (điều trị tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, cách ly tại chỗ và vật tư tại chỗ) và nguyên tắc cách ly của Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh.

Về điều kiện cách ly áp dụng đối với những người có lịch sử đi lại từ vùng dịch, thượng tướng Trần Đơn - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã khẳng định người bị cách ly được chăm sóc chu đáo từ ăn ở đến trang bị các vật dụng cho sinh hoạt thường ngày.

Việt Nam cũng miễn phí chi phí cách ly tập trung đối với tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch. Có lẽ vì sự chu đáo này mà nhiều người nước ngoài thuộc diện cách ly đã gửi lời cảm ơn đến Việt Nam.

Về để có được cảm giác chở che, ở lại vì thấy được sự an toàn. Chọn Việt Nam hay cảm ơn Việt Nam cũng là bình thường thôi, bởi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam hiệu quả, chuyên nghiệp với "đỉnh cao" là tinh thần phòng và chống dịch lên rất cao trong nhân dân.

Ẩn chứa sau tinh thần phòng chống dịch ấy chính là niềm tin của người dân vào các quyết sách chống dịch. Đấy chính là bài học quý giá nhất mà chúng ta phải lưu lại để vận dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khi dịch COVID-19 đi qua.

Du khách Anh: Tôi cảm thấy giống đi nghỉ hơn là đi cách ly

TTO - Gavin Wheeldon, du khách Anh cách ly tại Hà Nội từ ngày 14-3 đến nay, đã viết lại nhật ký hàng ngày về cuộc sống trong khu cách ly. Trong đó, anh dành nhiều lời khen cho Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar