31/07/2012 15:07 GMT+7

Về Quy Nhơn xem hội bài chòi cổ

HƯƠNG GIANG
HƯƠNG GIANG

TTO - Diễn ra ngay trung tâm TP Quy Nhơn, Hội đánh bài chòi cổ dân gian với những giọng hô bài chòi mượt mà, đầy ý nghĩa xen lẫn tiếng nhạc cụ du dương đã thu hút rất đông khán giả đến xem và cổ vũ.

Phóng to
Cổng của Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định được trang trí khá bắt mắt

Hội đánh bài chòi gồm có 9 chòi làm bằng tre, lợp tranh, được bố trí hình chữ nhật theo 2 dãy song song, đối diện nhau. Mỗi dãy có 4 chòi, từ chòi số 1 đến số 8, chòi này cách chòi kia khoảng 5m, chiều cao 1,2m, diện tích khoảng 2m2. Mỗi chòi trang bị một chiếc mỏ tre già.

Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định diễn ra từ ngày 31-7 đến 3-8 tại công viên phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, điểm nối đường Nguyễn Tất Thành và Đô Đốc Bảo. Đây là một trong những chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Bình Định hưởng ứng Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV - Bình Định 2012.

Trong những năm gần đây, Hội đánh bài chòi cổ dân gian được hồi sinh mạnh mẽ trên quê hương Bình Định, trò chơi đánh bài chòi cũng được phục dựng tổ chức vào nhiều dịp, ở nhiều nơi trong tỉnh như Tết Nguyên đán, Lễ hội văn hóa - thể thao miền biển… mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương miền đất võ Bình Định.

Chòi số 9 hay còn gọi là chòi Trung ương hoặc chòi cái, chòi cao có diện tích rộng hơn các chòi con nằm đầu giữa 2 dãy chòi. Tất cả các chòi đều được trang trí đẹp. Chòi Trung ương được trang trí đẹp nhất và được đặt một trống cán (trống lệnh).

Đối diện giữa chòi Trung ương và 2 dãy chòi con là bàn Hội đồng đặt ở vị trí trang trọng. Trên bàn được bày biện các ống thẻ, những con bài cái, bài con. Cờ thưởng được cắm trên một khúc chuối cây và tiền thưởng đặt trong một hộp thau đồng. Ngoài ra còn có trà rượu cho các vị chức sắc và Ban Tổ chức. Bên trái bàn Hội đồng là dàn cổ nhạc gồm trống chiến, mỏ, đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt.

Người điều hành hội và nghệ nhân chơi nhạc mặc áo dài, khăn đóng và các hiệu mặc áo kiểu vạc hò, có khăn chít trên đầu. Giữa sân trước bàn Hội đồng và các chòi dựng một ống thẻ để anh Hiệu (người chủ trò) sử dụng trong cuộc chơi.

Sau thủ tục khai hội, anh Hiệu chính hai tay bê ống thẻ đã đựng 27 con bài con để giới thiệu và bắt đầu cuộc chơi. Mỗi hội đánh bài chòi gồm 8 ván. Mỗi ván số tiền thưởng bằng tiền bán, mua một thẻ bài cái, trong đó 8 chòi con bán thẻ đồng hạng. Riêng chòi cái bán thẻ giá cao nhất.

Người chơi thắng cuộc sẽ được Ban tổ chức tặng cờ kỷ niệm, tiền mừng, đặc biệt uống ly rượu Bầu Đá nồng đượm. Giữa các ván, hội đánh bài chòi, các nghệ nhân sẽ biểu diễn các trích đoạn bài chòi cổ để phục vụ khán giả và giới thiệu sâu hơn về nét độc đáo, tinh hoa của trò chơi nghệ thuật này.

Với nghệ thuật “kể chuyện” tuyệt vời của các nghệ nhân bài chòi, các trích đoạn “Phá bản chiêu phu” trong vở bài chòi cổ Tam hạ nam đường, Phạm Công - Cúc Hoa, Lâm Sanh - Xuân Nương... đã làm say lòng khách thưởng ngoạn.

Phóng to
Anh Hiệu bê ống thẻ với 27 con bài để gác lên trên cột bài đặt giữa sân chuẩn bị giới thiệu và bắt đầu cuộc chơi
Phóng to
Anh Hiệu bốc con bài và đọc các câu hát bài chòi ứng với con bài đó
Phóng to
Nhân vật chính của cuộc chơi được trang điểm giống các diễn viên tuồng cổ
HƯƠNG GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar