04/04/2025 17:22 GMT+7

Về quê 'chạy sô' đám tiệc, điều gì đang chi phối mối quan hệ ở nông thôn?

Làm sao để những đám tiệc gắn kết tình làng nghĩa xóm không trở thành áp lực với nhiều người?

đám tiệc - Ảnh 1.

Đám cưới, đầy tháng, giỗ chạp, tân gia… cứ nối tiếp nhau - Ảnh minh họa tạo bởi AI

“Vừa mất tiền, vừa mất thời gian, vừa mất sức…”, đó là than thở của nhiều bạn đọc sau những chuyến về quê mấy ngày nhưng phải chạy sô cả chục đám tiệc liên tục.

Làm sao để nét văn hóa gắn kết cộng đồng này không trở thành áp lực với nhiều người?

Đi phong bì đám cưới ở quê 500.000 đồng bị chê ít

“Tính sơ sơ tiền mừng, tiền quà, tiền xe cộ… là hơn 2 triệu. Định không đi nhưng lại sợ mang tiếng khinh người, nên ráng mượn nợ để đi” - dòng chia sẻ của bạn đọc Thai Kiet cũng là tâm tư của nhiều người mỗi khi nhận được những tấm thiệp mời dự tiệc ở quê nhà.

Bạn đọc Bánh mì kể những ngày cuối tuần, lịch trình lại dày đặc những chuyến đi về quê, không chỉ để thăm gia đình mà còn để tham dự các bữa tiệc lớn nhỏ của họ hàng, làng xóm.

Từ đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia, đến cả những buổi sinh nhật đã quy thành tiền hết rồi.

Tài khoản loc.****@sinhvien viết: "Đây đúng là nỗi khổ mỗi lần về quê, chưa kịp nghỉ ngơi đã phải chạy sô hết đám này đến tiệc khác.

Giữ tình làng nghĩa xóm là quý, nhưng nếu cứ chạy theo sự hào nhoáng, tốn kém thì niềm vui hóa thành áp lực".

Bạn đọc Ngọc Hân bày tỏ: “Phải đối diện với cuộc sống xô bồ trên thành phố đã mệt. Được về quê chữa lành, quây quần với gia đình thì thích thật, nhưng họ hàng cứ đám tiệc nào cũng tổ chức thì mình thật khó xử!”.

“Về quê tưởng được nghỉ ngơi, ai ngờ chạy sô đám tiệc còn mệt hơn đi làm. Đi thì ví xẹp, không đi thì mang tiếng chảnh” - bạn đọc Đình cảm thán.

Bạn đọc Dân Hiểu còn nêu ra một chuyện “đáng lo ngại”: “Giờ đi phong bì đám cưới ở quê 500.000 đồng còn bị chê ít. Tâm lý coi trọng vật chất đang ngày càng chi phối các mối quan hệ xã giao ở nông thôn?”.

Bạn đọc Hong Ha cho rằng với những người có mức thu nhập eo hẹp, đặc biệt là những người trẻ, khoản tiền mừng và quà cáp cho những bữa tiệc này là một gánh nặng không hề nhỏ.

Điều đáng nói, áp lực không chỉ đến từ vấn đề tài chính mà còn từ những ràng buộc vô hình trong mối quan hệ cộng đồng ở quê.

Như bạn đọc KGB phân tích, đôi khi việc tổ chức tiệc linh đình xuất phát từ tính sĩ diện hão và điều này vô tình tạo ra một luật bất thành văn khiến người được mời cũng phải có sự đáp lễ tương xứng.

“Nếu từ chối tham gia có thể bị đánh giá là khinh người, không coi trọng tình làng nghĩa xóm”, bạn đọc KGB viết.

Bạn đọc Kim chung nỗi tâm tư: “Chính nỗi sợ trước những lời bàn tán, dị nghị của miệng lưỡi thế gian đã trở thành một áp lực vô hình, đôi khi còn mạnh mẽ hơn cả nỗi lo về tài chính.

Vì thế nhiều người dù không muốn cũng phải gắng gượng tham gia”.

Về quê không có những dịp đám tiệc thì chán lắm

Nhiều bạn đọc cũng hoài nhớ về những đám tiệc nơi làng quê ngày xưa là dịp để mọi người sum vầy, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Bạn đọc Trạng bày tỏ: “Ở quê văn hóa tình làng nghĩa xóm, thân nhau cũng nhờ giỗ, tiệc, cúng đình làng".

Bạn đọc Dân Hiểu cũng bồi hồi nhớ lại: “Ngày xưa ở quê gần như không có tổ chức sinh nhật.

Còn thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ chủ yếu là người trong nhà và bà con rất thân thuộc thôi”.

“Những đám tiệc đám giỗ ở quê trước đây tổ chức vừa phải thể hiện rõ tình làng nghĩa xóm. Nay đời sống khá hơn nên hình thức đám tiệc vượt ra khỏi khuôn khổ của làng quê” - bạn đọc Quang Bang chia sẻ.

Bạn đọc T. Kiet bày tỏ: "Mình từng khó chịu với những buổi tiệc như vậy ở quê.

Nhưng mãi sau này mới nhận ra đó là cách người dân gắn kết với nhau. Nếu như mình không thích tham dự thì có thể tìm cách từ chối nhẹ nhàng mà".

Không ít độc giả cho rằng việc tham gia các hoạt động cộng đồng là một phần không thể thiếu của cuộc sống ở thôn quê.

Bạn đọc Dũng nói đó là cách để duy trì mối quan hệ, thể hiện sự tôn trọng và “có qua có lại”.

Theo tài khoản anhn****@gmail.com: “Đi dự đám tiệc người ta để sau này mình có tổ chức thì người ta cũng góp mặt lại với mình thôi. Về quê không có những dịp này thì chán lắm”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều đồng ý rằng cần có sự điều chỉnh để đám tiệc ở quê phù hợp với điều kiện kinh tế và thời gian của mỗi người.

Bạn đọc My Huynh có ý kiến: "Những bữa tiệc quê sẽ rất đẹp nếu như vẫn giữ nét văn hóa gắn kết tình làng nghĩa xóm. Có nhiều người sau này lên thành phố lại nhớ những bữa tiệc nơi quê.

Vì thế quan trọng là người mời tiệc đừng lạm dụng và người được mời biết cách từ chối khéo léo nếu không thể đi".

Cùng quan điểm, bạn đọc Thuy Hang bày tỏ: “Làm sao để duy trì nét đẹp truyền thống trong giao tiếp, tình cảm hàng xóm, họ hàng mà không biến nó thành gánh nặng? Việc tổ chức các buổi tiệc đơn giản, ý nghĩa, tránh phô trương là điều đáng suy ngẫm để giữ gìn văn hóa mà vẫn phù hợp với cuộc sống hiện đại”.

Còn bạn đọc Duc Huy chia sẻ: “Tiệc tùng vui nhưng đừng để nó trở thành gánh nặng. Nếu không dư dả thì nên tổ chức trong khả năng, đừng vì sĩ diện mà vay mượn đãi tiệc rồi sau đó lại gánh nợ nần”.

Đừng biến đám giỗ thành sự kiện rình rang, đình đám

Tổ chức đám giỗ thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên. Nhưng cũng đừng vì nhịp sống hối hả mà lại thờ ơ hoặc quá hình thức, trở thành sự kiện rình rang, đình đám.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp ở khu bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị san lấp, xây dựng nhà trái phép.

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar