21/05/2017 11:10 GMT+7

Ba về hưu

HOÀNG MY
HOÀNG MY

TTO - Tôi tranh thủ ghé nhà thăm ba trong dịp họp lớp. Tối hôm nay đi, tối mai về, hai đêm liền ngủ trên xe, hành trình ấy luôn khiến tôi ngán ngại.

Nếu không có sự kiện kỷ niệm hai mươi năm ngày rời khỏi trường phổ thông, chắc cũng lâu lắm tôi mới về quê.

Nhà còn ai đâu, mỗi mình ba tôi đang sống nốt những ngày đi làm theo kiểu hợp đồng cuối cùng.

Vì năm ngoái, ba tôi đã đến tuổi hưu, nhưng nấn ná thêm, chưa hẳn vì lý do sinh kế. Mà có lẽ ba tôi sợ phải nghỉ việc, mang cảm giác lẻ loi đơn độc, vô dụng...

Ở cơ quan, tôi từng chứng kiến vài chị về hưu. Có tiệc chia tay, có quà tặng nhau, có kỷ niệm chương cám ơn của tập đoàn.

Các chị bắt đầu nhận được vài sự ưu ái lẫn ân cần của mọi người, xen với các lời khuyên xa gần từ vài năm trước đó.

Kiểu như, nhớ chuẩn bị tâm lý. Hội chứng “vừa về hưu” cũng ghê gớm lắm đấy. Phải cẩn thận, tránh để bản thân bị sốc, tuổi này không đủ sức chống chọi với bất kỳ chấn động tinh thần nào đâu.

...Tôi vẫn nhớ hình ảnh nhà mình trong buổi chiều muộn hôm ấy. Ba tôi có phần hom hem trong bộ quần áo mặc ở nhà, đang tưới cây.

Những thứ cây cảnh, cây ăn quả, hoa lá cằn cỗi và cả cỏ dại mọc vô tội vạ quanh sân. Mớ lá lốt cao thấp lố nhố hổ lốn, cội xoài đã quá nhiều năm cho trái, dăm bụi chuối lớp đổ rạp, buồng trái bé tí. Và mớ rau, hẳn là ba tôi đã gieo hạt và chờ chúng lên, cho những bữa cơm canh thui thủi một mình...

Căn bếp rộng của một người đàn ông chạm tuổi về hưu nhìn mới thảm. Dăm cái xoong nồi cũ kỹ móp méo. Kệ bếp xây bằng ximăng từ thuở tôi còn bé tí, sứt mẻ nhiều chỗ, trông u ám trong ánh đèn điện tù mù.

Có lẽ ba tôi chẳng buồn mua bóng mới, nên tạm thay thế bằng mấy sợi dây điện tạm bợ, tạo nên thứ ánh sáng nhợt nhạt hiu buồn đến khó mà chịu đựng nổi...

Tôi ngồi trong bếp, mân mê mấy quả xoài ba dành phần cho đứa con gái vừa ở xa mới tạt về. Trên bàn còn sót lại ít thức ăn lạnh lẽo, tăm tối.

Tôi chực muốn khóc, mà thật chẳng biết phải làm sao hay nói gì...

Ba gọi cho tôi vài hôm sau đó, khi tôi trở lại nhịp sống hối hả và bận rộn quen thuộc của mình.

Những cảm xúc yếu đuối nhất thời kia cũng trôi qua. Và tôi biết, chỉ cần một hai tuần thôi, tôi sẽ dần quên hết, ngay cả ý định dứt khoát kêu ba lên thành phố sống, đừng thui thủi chốn ấy nữa, chẳng hạn.

Cuộc gọi ngắn gọn thông báo cho tôi biết là hôm nay ba tôi chính thức nghỉ hưu, từ mai sẽ không đi làm nữa. Tôi dạ thật nhẹ, dưng không nghĩ tới những người đồng nghiệp mà tôi xưng hô bằng “chị” ở trong cơ quan.

Các chị ấy cũng lần lượt về hưu, ngập trong hoa, trong quà, trong những lời chúc sức khỏe và cả những lời dặn dò ân cần.

Điều quan trọng nhất, là sau cả một cuộc đời đi làm vất vả, ai nấy đều có một nơi chốn để trở về. Như một chỗ dựa, một tổ ấm, một nơi êm ái để sống những ngày mà ông trời “khuyến mãi” cho mình, khi đến tuổi hưu.

Chỉ có ba tôi...

Ừ thì chỉ có ba tôi, khi đến tuổi hưu có lẽ sẽ tiếp tục ra vào trong căn nhà nhiều năm ba sống một mình. Cơm nước nếu khỏe và siêng thì nấu, lười hay bệnh thì thôi, ăn uống nào có quan trọng gì...

Con cái bốn đứa đều sống cuộc đời riêng của chúng, đâu ai sống dùm ai được. Mẹ tôi sau này ở hẳn trên thành phố để trông cháu, quen với việc nội trợ, giờ phải đối mặt với một ông chồng vốn không còn mấy thân thiết, quanh quẩn bên cạnh, thật không ổn chút nào.

Nên ba tôi còn lại một mình ở quê. Có bạn bè và đôi ba người bà con. Rồi biết đâu, một ngày nào đó, ba tôi đổ bệnh hay lặng lẽ rời khỏi chốn nhân gian này, có khi cũng trong cô quạnh một mình. Ý nghĩ ấy khiến tôi vừa sợ hãi vừa đau đớn.

Nhưng tôi biết xoay xở sao đây, mặc kệ chồng con công việc và mọi thứ đang theo cái guồng của nó để về sống cùng ba ư? Không thể.

Lôi kéo ba tôi lên ở chung, để hằng ngày ra vào trong mấy bức tường chật hẹp của căn hộ chung cư, chờ con chờ cháu về ăn một bữa cơm chung à? Càng chẳng nỡ.

Người có tuổi bắt đầu thích sống bằng ký ức, bằng thói quen, bằng những điều vụn vặt. Mà những điều ấy tôi chẳng có gì để dành cho ba tôi. Những ý nghĩ ấy cứ xô đuổi nhau chấp chới, khiến lòng tôi trĩu nặng nỗi muộn phiền.

HOÀNG MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar